Những thói quen lái xe này âm thầm gây hại cho xe và cả tính mạng cần bỏ sớm để an toàn trên mỗi chuyến đi.
Vượt xe lúc cua
Khi lái xe trên một khúc cua tương đối lớn, một số tài xế không có nhiều kỹ năng và lái xe rất chậm, điều này khiến những người lái xe có kinh nghiệm phía sau họ lo lắng và họ phải đạp ga để vượt, đây là điều nguy hiểm nhất. Vượt xe trên một khúc cua không phải là vấn đề kỹ thuật, mà là một cái tát vào mặt theo định luật vật lý.
Khi xe liên tục rẽ, trọng tâm sẽ dịch chuyển. Nếu tốc độ quá nhanh, hệ số ma sát giữa lốp xe và mặt đường sẽ giảm, điều này sẽ dễ dàng phá vỡ độ bám của lốp xe và gây ra hiện tượng quay đuôi. Nếu trời mưa và đường rất trơn trượt, xe sẽ trực tiếp mất kiểm soát.
Lái xe khi buồn ngủ hoặc mất tập trung
Ảnh minh họa
Chỉ cần 1–2 giây lơ đãng, tai nạn có thể xảy ra nếu nhiều người chủ quan, “gần đến nơi rồi”, “cố chút thôi” hậu quả có thể khó lường.
Vì vậy, khi buồn ngủ, nên dừng lại nghỉ 10–15 phút, uống nước hoặc rửa mặt và đừng cố gắng lái tiếp.
Quay đầu xe mà không bật đèn xi-nhan
Một trong những thói quen nguy hiểm và phổ biến nhất của nhiều tài xế Việt là quay đầu xe mà quên bật xi-nhan (đèn báo rẽ).
Nghe có vẻ không vấn đề gì nhưng thực tế, đây là nguyên nhân gây va chạm giao thông hàng đầu, đặc biệt tại ngã ba, ngã tư và các tuyến đường đông xe. Hành động này gây nguy hiểm cho xe phía sau và đối diện. Xe phía sau không biết bạn chuẩn bị rẽ/quay đầu, dễ tăng tốc hoặc bám đuôi còn xe đối diện không đoán được ý định, dễ dẫn đến phản xạ sai, va chạm trực diện.
Ngoài ra, thói quen này còn dễ gây mất an toàn vào ban đêm hoặc điều kiện thời tiết xấu. Nếu trong đêm tối hoặc mưa lớn, đèn xi-nhan chính là dấu hiệu duy nhất để người khác thấy xe bạn đang chuyển hướng nếu không dễ xảy ra tai nạn, vô cùng nguy hiểm.
Sử dụng điện thoại khi đang lái xe
Trong thời đại số, chiếc điện thoại dường như không thể rời tay. Nhưng khi đang lái xe, chỉ một thoáng nhìn xuống màn hình có thể khiến bạn mất kiểm soát và mất cả sự an toàn.
Ảnh minh họa
Một số người có thể trả lời tin nhắn hoặc gọi điện thoại trong khi lái xe. Khi mắt người di chuyển từ đường đến điện thoại cần phải trải qua quá trình điều chỉnh tiêu điểm (đồng tử thu nhỏ mất 0,8 giây) và xử lý thông tin (não mất 1,2 giây để nhận dạng văn bản), tổng cộng là 2 giây điểm mù thị giác. Tính toán ở tốc độ 60km/h, xe đã đi được 33 mét trong 2 giây này, tương đương với việc băng qua 3 vạch kẻ đường dành cho người đi bộ khi nhắm mắt.
Đi theo xe trước với khoảng cách quá gần
Trường hợp đi theo xe trước quá gần xảy ra va chạm rất nhiều, cho dù bạn phản ứng nhanh đến đâu, thì cũng vô ích khi gặp phải lúc phanh khẩn cấp. Trong tất cả các loại tai nạn, va chạm từ phía sau là phổ biến nhất và nguyên nhân gây ra va chạm từ phía sau là do xe quá gần người lái xe và không giữ khoảng cách an toàn.
Làm thế nào để xác định khoảng cách từ xe? Khoảng cách nên được duy trì theo tốc độ của xe. Ví dụ như: Nếu tốc độ là 60km/h, khoảng cách nên được duy trì ở mức 60 mét và nếu tốc độ là 100km/h, khoảng cách nên được duy trì ở mức 100m. Nếu thời tiết xấu, trời mưa, đường sá phức tạp thì khoảng cách phải duy trì ở tốc độ × 1,5. Còn nếu tốc độ là 100km/h thì khoảng cách giữa các xe phải là 150m.
Hoàng Ly