7 thực phẩm tuyệt đối không nên kết hợp cùng trứng

7 thực phẩm tuyệt đối không nên kết hợp cùng trứng
9 ngày trướcBài gốc
Một số món ăn nếu ăn cùng trứng hoặc ngay sau khi ăn trứng có thể gây phản ứng bất lợi cho hệ tiêu hóa, thậm chí ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
Dưới đây là 7 thực phẩm không nên ăn cùng trứng mà bạn cần lưu ý:
1. Trà
Uống trà ngay sau khi ăn trứng tưởng như là thói quen giúp “giảm tanh”, nhưng thực tế lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trà chứa nhiều axit tannic – chất khi kết hợp với protein trong trứng sẽ tạo thành hợp chất khó tiêu, làm chậm nhu động ruột. Điều này không chỉ gây táo bón mà còn tăng nguy cơ tích tụ độc tố trong cơ thể.
2. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành giàu dưỡng chất nhưng lại chứa enzym trypsin – chất có thể cản trở sự hấp thu protein trong lòng trắng trứng. Khi uống sữa đậu nành và ăn trứng cùng lúc, hiệu quả dinh dưỡng của cả hai sẽ bị suy giảm đáng kể, đồng thời dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
3. Quả hồng
Hồng chứa nhiều tannin và pectin. Nếu ăn hồng sau khi ăn trứng, protein trong trứng sẽ kết tủa với tannin trong hồng, tạo thành hợp chất khó tiêu. Trong một số trường hợp, điều này có thể dẫn tới viêm dạ dày cấp tính, đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
4. Thịt thỏ
Theo Đông y, thịt thỏ tính lạnh, trong khi trứng cũng có tính hàn nhẹ. Khi kết hợp hai loại thực phẩm này, cơ thể dễ bị “lạnh bụng”, gây rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy. Những người có hệ tiêu hóa yếu cần đặc biệt tránh sự kết hợp này.
5. Thịt rùa
Thịt rùa tuy giàu dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều cholesterol và có tính “nhiệt”. Ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể làm tăng gánh nặng lên gan và đường tiêu hóa, chưa kể một số loại rùa còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm kim loại nặng. Người đang ốm, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh càng nên tránh.
6. Đồ ngọt
Nhiều người có thói quen ăn trứng luộc kèm chè ngọt, bánh kẹo sau bữa ăn sáng. Tuy nhiên, kết hợp này có thể tạo ra hợp chất fructosyl lysine – một dạng protein biến tính khó hấp thụ, làm giảm giá trị dinh dưỡng của trứng và gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
7. Thuốc chống viêm
Trứng giàu protein – chất có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc, nhất là nhóm thuốc chống viêm. Nếu đang dùng thuốc trị viêm, đặc biệt các bệnh đường tiêu hóa, tốt nhất nên ăn cách xa bữa có trứng để tránh tương tác bất lợi.
Trứng là thực phẩm quý giá, nhưng để hấp thu tốt nhất và an toàn cho sức khỏe, hãy lưu ý về thời điểm ăn và những thực phẩm kết hợp kèm theo. Khi có dấu hiệu bất thường về tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy hoặc mệt mỏi sau bữa ăn, hãy xem lại thực đơn để kịp thời điều chỉnh.
Quỳnh Hoa
Nguồn SaoStar : https://www.saostar.vn/song-khoe/7-thuc-pham-tuyet-doi-khong-nen-ket-hop-cung-trung-202504091606458794.html