1. Hay đến muộn
Những người luôn đi làm, đi học hoặc trễ hẹn hóa ra rất hạnh phúc và sống lâu hơn. Họ có xu hướng lạc quan, thoải mái trong việc quản lý thời gian.
Đặc biệt, những người đến muộn luôn giữ được sự bình tĩnh và không hoảng sợ trong các tình huống căng thẳng.
Một trong những khác biệt dễ thấy nhất là người hạnh phúc "không cảm thấy mình thiếu thốn nhiều". Ảnh minh họa
2. Luôn có cái nhìn tích cực
Họ biết rằng, sẽ luôn có những tình huống khiến họ không vui vẻ. Ai cũng phải gánh chịu những nỗi đau khổ hay sự bất công trong cuộc sống.
Người hạnh phúc hiểu rằng họ sẽ có nhiều thứ hơn khi sẵn sàng đón nhận những ngày không vui này.
Ví dụ, khi chẳng may làm đổ cốc cafe xuống chiếc váy yêu thích, người hạnh phúc biết cách lựa chọn phản ứng của mình với tình huống này và họ nghĩ "Thật may mắn làm sao khi mình có thể mua cafe và quần áo đẹp để mặc".
3. Không so sánh bản thân với người khác
Chúng ta luôn so sánh bản thân, luôn cố gắng tìm ra "chúng ta là ai", "giỏi ở điểm nào" và "có thể làm tốt hơn ở điểm nào khác".
Tuy nhiên, so sánh giữa con người với nhau quá mức về cơ bản là một kiểu tự vật hóa bản thân - quá trình tâm lý mà một người coi chính bản thân mình là một thứ vật chất, hơn là một con người.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng so sánh không lành mạnh sẽ làm tăng thêm cảm xúc tiêu cực, khiến chúng ta rơi vào trạng thái lo lắng không thể thoát khỏi.
Những người có xu hướng dùng sự so sánh để tìm thấy giá trị của bản thân cũng dễ cảm thấy hối tiếc hơn.
Trên thực tế, so sánh không phải là thước đo để đo lường sự xuất sắc của một người. Nếu có thể "bàng quan" dòng thông tin bất tận trên mạng xã hội và quay trở lại với cuộc sống thực, không còn bị ám ảnh bởi những thứ mình không có mà trân trọng những thứ mình đang có thì bạn đã sở hữu cuộc sống tự do và tự chủ chân chính.
Nhà tâm lý học Erik Erikson, người Đức tin rằng "tìm kiếm bản thân và đạt được bản sắc" là một nhiệm vụ liên tục suốt đời. Ở những giai đoạn và thời điểm khác nhau của cuộc đời, con người có thể có những nhận thức mới, điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận ra những thay đổi ở bản thân và không ngừng hình thành nhận thức thống nhất về "cái tôi".
Một khi nhận thức về "cái tôi" càng toàn diện và vững chắc, càng có khả năng sống theo hạnh phúc do chính mình định nghĩa.
4. Tin vào khả năng của mình
Chúng ta cảm nhận sâu sắc rằng có quá nhiều điều trong cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát của ta, vì vậy nhiều người có tư tưởng "mặc gió cuốn trôi".
Nhưng thực tế, chỉ có thể có được hạnh phúc khi tin mình có khả năng kiểm soát và quyết định cuộc sống của chính mình.
Đây là lối tư duy kiểm soát nội tại và có tính quyết định trước các vấn đề trong cuộc sống.
Ví dụ, sau thất bại bạn vẫn tin mình có khả năng thay đổi tình thế khó khăn, sẽ nhanh chóng tìm thấy sức mạnh và tìm kiếm giải pháp.
Nghiên cứu tâm lý cũng phát hiện những người có tư duy kiểm soát nội tại có xu hướng học tập và làm việc tốt hơn, có thể đương đầu với những thách thức bên ngoài, có khả năng trì hoãn sự hài lòng để đạt được mục tiêu dài hạn, khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
5. Thích làm vườn, trồng hoa
Điều thú vị là những người mê trồng hoa, làm vườn là nhóm hạnh phúc nhất trong tất cả các nghề. Trong khi những công việc uy tín, trả lương cao chưa chắc mang lại hạnh phúc.
Ví dụ, những người làm trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự, công nghệ thông tin hay nhân viên ngân hàng được đánh giá là kém hạnh phúc nhất.
6. Luôn giữ sự ngạc nhiên như trẻ nhỏ
Cảm giác ngạc nhiên là biểu hiện của sự khiêm tốn và cảm nhận rằng bản thân mình thật nhỏ bé trong thế giới rộng lớn, kỳ diệu.
Người hạnh phúc biết rằng cảm giác đó sẽ kết nối họ với thế giới và mọi dạng sống của thế giới này.
Điều đó làm cho cuộc sống thú vị và bớt căng thẳng hơn, cũng như giúp tăng sự hiểu biết và giảm bớt chủ nghĩa duy vật vốn chỉ quan tâm đến vật chất.
Những người hạnh phúc vẫn có những khoảnh khắc không hài lòng trong cuộc sống, nhưng họ có thể chấp nhận và không đau khổ. Ảnh minh họa
7. Có một số sở thích khiến bản thân hạnh phúc
Nhà tâm lý học người Mỹ, Paul J. Silvia gọi sở thích là "cảm xúc kiến thức" (knowledge emotion).
Cái gọi là "cảm xúc dựa trên kiến thức" khác với niềm vui, sự giận dữ, nỗi buồn thường thấy, chúng đề cập đến những cảm xúc có thể khơi dậy sự tò mò của chúng ta về việc "biết nhiều hơn".
Như chúng ta đều biết, sở thích và hứng thú là người thầy tốt nhất, thúc đẩy việc học tập và khám phá của chúng ta. Đồng thời nó cũng có thể cân bằng cảm xúc tiêu cực và sự bất ổn trong cuộc sống.
Ví dụ, một người thất nghiệp ở nhà, đối mặt với sự bấp bênh của cuộc sống và sợ thất bại lần nữa. Nhưng nếu anh ta có thể hứng thú với công việc mình mong muốn, sự hứng thú này sẽ khiến anh ta tò mò về tương lai và xoa dịu những cảm giác tiêu cực do sự bất ổn gây ra.
Vì vậy, nếu bạn có việc gì đó yêu thích, khiến bạn cảm thấy hạnh phúc khi thực hiện nó thì thực sự may mắn. Điều này có nghĩa là cuộc sống của bạn có một hướng đi rõ ràng.
8. Ăn nhiều trái cây và rau quả
Một nghiên cứu tiết lộ, những người tăng lượng trái cây và rau nạp vào cơ thể từ 3, 4 phần đến 8 phần mỗi ngày sẽ hạnh phúc hơn trước.
Hạnh phúc họ có được tương đương với việc tìm được một công việc mới.
Tường Vy (t/h)