9 điều bạn cần làm nơi công sở để công việc thuận lợi, dễ thăng tiến

9 điều bạn cần làm nơi công sở để công việc thuận lợi, dễ thăng tiến
3 giờ trướcBài gốc
1. Muốn ai đó hỗ trợ mình trong tương lai, hãy nhờ họ một việc nhỏ hiện tại
Khi còn trẻ, Benjamin Franklin- một chính trị gia, nhà ngoại giao hàng đầu trong lịch sử tại Mỹ, quyết định phải chiếm được lòng tin của một người vốn chưa thích ông.
Người này có thể tạo ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị của ông và ông ta có một thư viện lớn. Franklin viết một lá thư lịch thiệp nhờ người đàn ông này cho mình mượn một cuốn sách hiếm vài ngày.
Cuốn sách được gửi tới ngay lập tức. Không lâu sau đó, Franklin trả lại sách kèm lời cảm ơn. Lần tới khi giáp mặt, vị nọ đã chủ động tiếp cận Franklin và họ trở thành bạn.
Franklin viết trong hồi ký sau này: "người từng làm điều tử tế cho bạn nhiều khả năng sẽ tiếp tục giúp bạn về sau".
Bạn có thể áp dụng hiệu ứng này trong cuộc sống: Nhờ một người không quen giúp một việc nhỏ, chẳng hạn như cho mượn chiếc bút chì hay chiếc bật lửa. Sau này, cơ hội họ sẽ làm điều gì đó lớn hơn cho bạn sẽ cao hơn.
Nếu một đồng nghiệp không thích bạn, bạn có thể hỏi ý kiến họ về một vài việc quan trọng. Điều này sẽ là nền tảng tốt cho mối quan hệ về sau.
Nếu một đồng nghiệp không thích bạn, bạn có thể hỏi ý kiến họ về một vài việc quan trọng. Điều này sẽ là nền tảng tốt cho mối quan hệ về sau. Ảnh minh họa
2. Đừng tự ý làm những công việc ngoài phận sự
Trong giờ làm việc, hãy hoàn thành tốt công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình, điều này đã xứng đáng với mức lương bạn nhận được.
Tại công ty, sẽ có những công việc không thuộc về ai cụ thể. Nếu có thể, đừng tự ý làm những công việc này.
Vì sao lại như vậy? Bởi vì những công việc không ai được giao cụ thể này thường sẽ do lãnh đạo sắp xếp cho ai đó làm. Việc này vừa rắc rối trong quy trình, vừa không có KPI hay mục tiêu cụ thể, lại chưa chắc đã được lãnh đạo ghi nhận công sức.
Thực ra, làm thêm một chút công việc cũng không vấn đề gì lớn, vấn đề là bạn làm thêm mà không có hướng dẫn, không có đường lối hay quy trình, đồng thời còn không được tăng lương thì điều này không hợp lý.
Vì vậy, nếu không phải là công việc thuộc phận sự của mình, đừng tự ý làm.
3. Nhai kẹo cao su để lấy lại bình tĩnh
Có nhiều cách lý giải tác dụng của việc này: Có thể khi khai, máu dồn lên đầu và bạn trở nên thư giãn hơn. Hoặc cảm giác dễ chịu gắn liền với đồ ăn và hành động nhai khiến chúng ta phấn chấn và bình tĩnh hơn.
Ngoài ra, nhai kẹo cao su cũng giúp chúng ta phân tán và từ bỏ các thói quen xấu như ăn uống quá độ hay cắn móng tay khi căng thẳng.
4. Nếu cảm thấy áp lực, hãy thử làm việc với tâm thế khác
Thực lòng mà nói, làm việc cho người khác, bất kể ở công ty nào hay ở độ tuổi nào, đều có áp lực nhất định, không tránh khỏi việc bị la mắng.
Chính vì thế, bạn cần điều chỉnh tâm lý của mình, tự nhủ rằng có áp lực cũng là điều bình thường. Nhưng nếu áp lực quá lớn, hãy tìm cách giải tỏa, có thể thử làm việc với tâm thế khác.
Chẳng hạn, bạn có thể tự nhủ: "Không có gì là to tát cả, đây chỉ là một công việc. Mình chỉ cần cố gắng hết sức, nếu vẫn không hiệu quả chứng tỏ công việc không phù hợp với mình. Như vậy, mình sẽ tìm công việc khác."
Bằng cách này, tâm lý của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn, áp lực cũng giảm bớt. Thực ra, nhiều khi áp lực chỉ là vấn đề tâm lý của chính bạn. Khi điều chỉnh được tâm lý, mọi thứ cũng trở nên dễ dàng hơn.
5. Kể với ai đó một bí mật giúp cải thiện mối quan hệ
Cách tốt để lấy được lòng tin của ai đó là chia sẻ bí mật với họ. Tất nhiên, bạn không nên kể những điều thực sự quan trọng, đặc biệt nếu mục tiêu chỉ là xây dựng một mối quan hệ tốt.
Điều đáng quan tâm là thể hiện cho người này thấy bạn tin họ, tạo cho họ có cảm giác gắn kết với bạn.
6. Đừng tìm hiểu quá nhiều về mức lương của đồng nghiệp
Ngay cả trong cùng một công ty, trên cùng một vị trí, mức lương của mỗi người cũng có thể khác nhau. Vì vậy, đừng tìm hiểu quá nhiều về mức lương của đồng nghiệp. Việc này chỉ làm tăng thêm cảm giác chênh lệch và không vui.
Quan trọng là bạn không thể tự quyết định mức lương của mình, mà chỉ có thể quyết định năng lực và giá trị của bản thân. Vì thế, đừng tự chuốc phiền phức, chỉ cần thấy mức lương của mình xứng đáng với công sức bỏ ra là được.
Nếu thấy lương không hợp lý, hãy có một cuộc trao đổi thẳng thắn với cấp trên để đề xuất tăng lương, hoặc đơn giản là tìm một công việc khác khác xứng đáng hơn.
7. Đưa ra 2 lựa chọn để đạt được điều mình muốn
Nếu bạn muốn một người chọn hay làm điều gì đó họ không thực sự thích, chỉ cần đưa ra câu hỏi đúng.
Chẳng hạn, bạn cần bản báo cáo từ đồng nghiệp. Đừng nói với họ rằng liệu có thể cho bạn xem không mà hãy hỏi họ có thể mang tới vào ngày mai hay ngày kia. Như vậy mọi người sẽ cảm thấy họ quan trọng và có cảm giác mình kiểm soát tình huống.
Nếu bạn muốn một người chọn hay làm điều gì đó họ không thực sự thích, chỉ cần đưa ra câu hỏi đúng. Ảnh minh họa
8. Đừng dễ dàng gây thù địch với đồng nghiệp
Khi làm việc chung, bạn sẽ thường xuyên gặp đồng nghiệp và không thể tránh khỏi những tình huống phải phối hợp với nhau.
Dù bạn có ghét một đồng nghiệp đến đâu, cũng đừng dễ dàng gây thù địch với họ, từ đó tránh gây ra những rắc rối không đáng có trong công việc.
Nếu bạn không thích họ, chỉ cần dần dần xa lánh, không cần phải đối đầu trực tiếp.
9. Mắc lỗi để trở nên dễ gần hơn
Chúng ta luôn cố gắng tránh mắc lỗi, phần lớn vì sợ bị chê cười. Tuy nhiên, mắc một lỗi nhỏ có thể khiến chúng ta hấp dẫn hơn trong mắt người khác, khi thể hiện mình cũng là một con người bình thường, thay vì một hình mẫu lý tưởng.
Những người quá lý tưởng thường bị e ngại và khó ưa. Hơn nữa, những người khác sẽ không sợ mắc lỗi khi có mặt bạn. Họ sẽ cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn.
Nhưng tất nhiên bạn đừng áp dụng cách này quá mức, nếu không người khác sẽ nghi ngờ khả năng của bạn.
Tường Vy (t/h)
Nguồn GĐ&XH : https://giadinh.suckhoedoisong.vn/9-dieu-ban-can-lam-noi-cong-so-de-cong-viec-thuan-loi-de-thang-tien-172241022152356742.htm