Ai là Bí thư đầu tiên của TPHCM?

Ai là Bí thư đầu tiên của TPHCM?
21 giờ trướcBài gốc
1. Vị tướng nào khai sinh ra Sài Gòn?
Trần Quang Khải
0%
Nguyễn Hữu Cảnh
0%
Chính xác
Cổng thông tin điện tử TPHCM giới thiệu như sau: Tháng 2/1698, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh bấy giờ là Trấn thú dinh Bình Khang, tuân lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu lên đường kéo quân vào Nam.
Đây là lần đầu tiên ông vào Đồng Nai - Gia Định. Ông đã tìm hiểu địa lý thiên nhiên và cư dân sinh sống. Sau đó ông phân định ranh giới, thành lập các đơn vị hành chính, cắt cử người đặt vào các cương vị thích hợp, chỉ định các nơi cần đặt đồn tuần và cửa tấn.
Việc thành lập các đơn vị hành chính, Nguyễn Hữu Cảnh cũng tuân theo hệ thống tổ chức như ở miền đất cũ. Bước đầu, Nguyễn Hữu Cảnh đã đặt ra phủ Gia Định trên vùng đất mới, bao gồm 2 huyện là Phước Long và Tân Bình, lấy sông Đồng Nai và sông Sài Gòn làm ranh giới tự nhiên giữa hai huyện.
Ở huyện Phước Long nay là địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, một phần nhỏ TPHCM (nay là TP Thủ Đức) xây dinh Trấn Biên (sau là tỉnh Biên Hòa). Ở huyện Tân Bình (nay là TPHCM, tỉnh Tây Ninh, phần lớn tỉnh Long An, một phần tỉnh Tiền Giang (khu vực Gò Công) dựng dinh Phiên Trấn (sau là tỉnh Gia Định).
Mỗi huyện chia làm 4 tổng. Huyện Phước Long có 4 tổng là Phước Chánh, Bình An, Long Thành và Phước An. Huyện Tân Bình có 4 tổng là Bình Dương, Tân Long, Phước Lộc và Thuận Cách (tới triều Gia Long đổi là Thuận An).
Sau khi Nguyễn Hữu Cảnh đặt xong nền móng hành chính tại Phủ Gia Định, chúa Nguyễn ban lệnh cho các địa phương, từ Nam Bố Chính trở vào nam vận động, chiêu mộ những người nghèo khổ, xiêu tấn vào đây lập nghiệp, khai khẩn đất hoang. Từ đó dân số phủ Gia Định ngày một tăng, nhờ vào chính sách mềm dẻo của Chúa Nguyễn.
2. Ai là bí thư đầu tiên của Thành ủy Sài Gòn?
Nguyễn Văn Lợi
0%
Trần Não
0%
Võ Phong
0%
Chính xác
Theo trang tin Đảng bộ TPHCM, đồng chí Nguyễn Văn Lợi sinh năm 1906, tại xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, vào đảng Tân Việt năm 1925 tại Hà Tĩnh.
Tháng 6/1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tập hợp những người yêu nước Việt Nam; huấn luyện đào tạo cán bộ theo xu hướng cộng sản để đưa về nước hoạt động, gây cơ sở trong công nhân lao động ở ba kỳ chuẩn bị tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
Tháng 10/1926, mãn khóa học, hai hội viên là Phan Trọng Bình và Nguyễn Văn Lợi được đồng chí Nguyễn Ái Quốc cử về hoạt động ở Sài Gòn.
Đầu năm 1927, đồng chí Nguyễn Văn Lợi vào Sài Gòn, nhờ một người quen là lái xe cho tên quan kiểm lâm xin việc giúp vào làm ở sân bay Biên Hòa. Sau đó chuyển về làm ở Đêpô xe lửa Sài Gòn khoảng 6-7 tháng thì thôi việc (do tên cai vòi vĩnh, đòi ăn tiền). Rời Đêpô xe lửa Sài Gòn, đồng chí vào làm thợ nguội ở hãng vô tuyến điện Phú Lâm. Thời gian này vẫn hoạt động trong tổ chức của Tân Việt.
Giữa năm 1927, số lượng hội viên tổ chức Thanh niên ở Sài Gòn và các tỉnh đã khá đông, Kỳ bộ lâm thời được thành lập gồm có Phan Trọng Bình, Nguyễn Văn Lợi, Ngô Thiêm do Phan Trọng Bình làm Bí thư.
Đầu năm 1929, đồng chí Nguyễn Văn Lợi về Bến Lức, Trung Huyện tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong giới hội viên của Hội kín Nguyễn An Ninh.
Cuối năm 1929, tại Sài Gòn thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, đồng chí Hải Triều và Trần Hữu Chương đại diện cho Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ra Hà Tĩnh họp ở Đức Thọ thì bị bắt, vì vậy đồng chí Nguyễn Văn Lợi được rút lên chuyển làm công tác đảng của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (trụ sở tại đường Hàm Nghi), được đại diện Đông Dương Cộng sản Liên đoàn tham gia thống nhất Đảng, thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930 và tham gia vào Xứ ủy đầu tiên của Nam Kỳ.
Tháng 3/1930, Ban lâm thời Chấp ủy Nam Kỳ tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Sài Gòn. Ban lâm thời Chấp ủy của Đảng bộ thành phố Sài Gòn cũng được chỉ định gồm 5 đồng chí do đồng chí Nguyễn Văn Lợi làm Bí thư.
3. Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh năm nào?
1975
0%
1976
0%
1977
0%
Chính xác
Ngày 2/7/1976, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến nay tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh đã gần 50 năm, dù vậy tên gọi Sài Gòn vẫn được sử dụng hằng ngày trong đời sống của người dân.
4. Ai là bí thư đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh?
Võ Văn Kiệt
0%
Mai Chí Thọ
0%
Vũ Đình Liệu
0%
Chính xác
Ông Võ Văn Kiệt là Bí thư đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo trang tin Đảng bộ TPHCM, Ban Xhấp hàng Đảng bộ thành phố khóa I (1977-1980) gồm các ông:
1. Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) - Bí thư
2. Mai Chí Thọ (Năm Xuân) - Phó Bí thư - Chủ tịch
3. Trần Ngọc Ban (Mười Hương) - Phó Bí thư
4. Nguyễn Kiến Lập (Mười Thơ)
5. Vũ Đình Liệu (Tư Bình)
6. Nguyễn Hộ (Tám Yến)
7. Nguyễn Vĩnh Nghiệp (Sáu Tường)
8. Nguyễn Văn Thuyền (Ba Tôn)
9. Trần Trọng Tân (Hai Tân)
10. Lê Đình Nhơn (Chín Lê)
11. Phan Thị Tốt (Ba Tốt)
12. Trần Văn Danh (Ba Trần)
5. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện?
20
0%
21
0%
22
0%
Chính xác
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 22 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm:
Thành phố: Thủ Đức
Các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận
Các huyện: Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ.
Lê Huyền
Nguồn VietnamNet : https://vietnamnet.vn/ai-la-bi-thu-dau-tien-cua-tphcm-2387565.html