Chuyên gia Swasti Rao từ Viện Nghiên cứu Quốc phòng Manohar Parrikar nhấn mạnh, nếu có quốc gia nào đề xuất mức giá mua thấp hơn, Ấn Độ sẽ không ngần ngại từ chối dầu Nga.
Hình minh họa. Ảnh: Getty Images
"Cần phải hiểu rằng trước cuộc chiến tại Ukraine, Ấn Độ chưa từng mua dầu của Nga. Chúng tôi thường nhập khẩu dầu từ các nước Vùng Vịnh. Khi chiến tranh nổ ra và các lệnh trừng phạt được áp đặt, Nga đã tìm đến các nền kinh tế khác và đưa ra những ưu đãi giảm giá rất lớn," bà Rao chia sẻ.
Hợp tác quân sự Ấn Độ - Nga
Kể từ khi cuộc xung đột toàn diện bắt đầu, Ấn Độ không ký bất kỳ hợp đồng vũ khí mới nào với Nga. Điều này xuất phát từ những lý do thực tiễn.
Một mặt, Nga đang điều động toàn bộ vũ khí đến các mặt trận chống Ukraine, khiến các hợp đồng đã ký trước đó bị sụp đổ. Theo báo cáo từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm vào tháng 3, Ấn Độ đã nhập khẩu 76% vũ khí từ Nga vào năm 2009. Đến năm 2023, thị phần của Nga đã giảm xuống còn 36%.
Mặt khác, còn có những lo ngại về công nghệ. Vũ khí Nga thường chứa các linh kiện nước ngoài, nhưng nguồn cung từ châu Âu đang dần bị hạn chế, với các linh kiện Trung Quốc dần thay thế. Điều này gây ra những lo ngại tại Ấn Độ về các nguy cơ an ninh tiềm ẩn từ các linh kiện Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh đang căng thẳng.
Cuộc chiến tại Ukraine và Ấn Độ
Giữa bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine, Ấn Độ vẫn duy trì mối quan hệ với Nga. New Delhi hy vọng bước đi này sẽ ngăn chặn sự gắn kết sâu sắc hơn trong liên minh Trung Quốc - Nga.
Đáng chú ý, có ít nhất 91 công dân Ấn Độ đã tham gia vào cuộc xung đột tại Ukraine. Phần lớn những người này đến từ các gia đình có thu nhập thấp, vì vậy khi các đặc vụ Nga đề nghị công việc với mức lương đáng kể, họ đã chấp nhận.
Hơn nữa, theo thông tin từ Reuters hồi tháng 9, các vỏ đạn do các nhà sản xuất vũ khí Ấn Độ đã được các nhà mua hàng châu Âu chuyển hướng sang Ukraine. Mặc dù Moscow phản đối, nhưng New Delhi vẫn không can thiệp để ngăn chặn hoạt động buôn bán này.
Dũng Phan (Theo RBC Ukraine)