Ăn gì để mỡ máu đừng cao?

Ăn gì để mỡ máu đừng cao?
3 giờ trướcBài gốc
Một nghiên cứu của Đại học Khoa học y khoa Shahid Beheshti (Iran) cho thấy nếu vì công việc mà bạn buộc phải tiêu thụ nhiều UPF, vẫn còn cách để "gỡ gạc", hạn chế việc gia tăng các chỉ số mỡ máu, huyết áp, đường huyết, số đo vòng 2.
Tiêu thụ rau củ, trái cây giúp bạn bù đắp phần nào tác hại của thực phẩm siêu chế bến lên các chỉ số mỡ máu, huyết áp, đường huyết, vòng eo - Ảnh: IGENNUS HEALTHCARE NUTRITION
Hơn 1.900 tình nguyện viên đã tham gia nghiên cứu, là những người khỏe mạnh nhưng đang có thói quen xấu là tiêu thụ nhiều UPF.
Họ được đánh giá cụ thể cả lượng những món ăn lành mạnh khác sử dụng trong ngày, bao gồm trái cây và rau quả, cũng như theo dõi để đánh giá nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa.
Hội chứng chuyển hóa đặc trưng bởi việc mắc 3 trong 5 vấn đề: Béo bụng, huyết áp cao, đường huyết cao, cholesterol xấu LDL cao, triglyceride (chất béo trung tính cao).
Cholesterol xấu LDL và triglyceride là 2 trong số các chỉ số mỡ máu quan trọng. Tình trạng máu nhiễm mỡ (rối loạn lipid máu) vốn đặc trưng bởi sự gia tăng 2 chỉ số này cũng như cholesterol toàn phần, trong khi cholesterol tốt HDL lại bị thấp.
Từ lâu, UPF được cho là làm gia tăng mạnh các vấn đề sức khỏe nói trên.
Nhóm thực phẩm này bao gồm các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn, đóng gói, ví dụ như hamburger, khoai tây chiên, giò chả, snacks, mì gói, bánh kẹo, nước uống có đường đóng chai...
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí y học BMC Nutrition & Metabolism, việc ăn nhiều rau củ, trái cây có thể giúp hạn chế nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa, nếu như bạn vì công việc bận rộn mà phải tiêu thụ UPF thường xuyên.
Dựa theo lượng UFP tiêu thụ hàng ngày, nhóm tình nguyện viên tiếp tục được chia thành 3 nhóm.
Những tình nguyện viên trong nhóm 1/3 sử dụng nhiều UPF nhất và tiêu thụ dưới 248 g rau củ, trái cây mỗi ngày có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa tăng tới 54%.
Những người thuộc nhóm này ăn nhiều rau củ, trái cây hơn thì mức tăng nguy cơ giảm dần, nghịch đảo với lượng rau củ, trái cây tăng thêm.
Nguy cơ này tồn tại cho đến mốc 537 g rau củ, trái cây mỗi ngày.
Trong khi đó, những người thuộc 1/3 sử dụng UPF ít nhất và ăn từ 258 g rau củ, trái cây mỗi ngày, nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa thậm chí giảm.
Như vậy, việc tiêu thụ nhiều rau củ, trái cây rõ ràng làm giảm bớt tác động tiêu cực của UPF, mặc dù phương án tốt nhất vẫn là nên cố gắng hạn chế tiêu thụ UPF.
Anh Thư
Nguồn NLĐ : https://nld.com.vn/an-gi-de-mo-mau-dung-cao-196241115103211726.htm