Nghề dệt vải lanh truyền thống trên Cao nguyên đá được gìn giữ và phát huy. Ảnh: Biện Luân
Hà Giang là tỉnh biên giới với trên 87% dân số là ngươìDTTS, 127 xã thuộc khu vực III và 1.353 thôn đặc biệt khó khăn. Hầu hết, đồngbào DTTS sinh sống ở địa bàn núi cao, khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng chưa đồng bộ,thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản; bởi thế, tỉnh có nhiều đối tượng, địa bànđược thụ hưởng từ chương trình. Sau khi Nghị quyết của Quốc hội về 3 chươngtrình mục tiêu quốc gia được ban hành, Hà Giang là một trong những tỉnh hoànthành sớm công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn,tạo hành lang pháp lý để tổ chức thực hiện chương trình nhanh chóng. Tỉnh chỉ đạo,điều hành sát sao, toàn diện về công tác dân tộc, kịp thời ban hành các nghịquyết, kế hoạch, đề án cụ thể hóa vào điều kiện thực tiễn của địa phương; BanChỉ đạo thực hiện chương trình được thành lập ở cả 3 cấp; kịp thời nắm bắt khókhăn vướng mắc, đề xuất giải pháp tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồnvốn. Giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch tổng nguồn vốn giao thực hiện chương trìnhtrên 6.423 tỷ đồng; trong đó ngân sách T.Ư trên 6.129 tỷ đồng, ngân sách địaphương gần 290 tỷ đồng. Đến hết năm 2024 đã thực hiện giải ngân trên 4.365,6 tỷđồng, đạt 70,7%.
Khách du lịch đến tìm hiểu văn hóa người dân tộc Dao thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ. Ảnh: Viên Sự
Các dự án, tiểu dự án thành phần được triển khai đồng bộ,phù hợp, được Nhân dân đồng tình ủng hộ. Chương trình đã hỗ trợ 2.027 hộ làmnhà ở, đầu tư 760 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, thực hiện 7 dự án quy hoạch,sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư, gần 1.000 hộ chuyển đổi nghề, xây dựng 52 côngtrình cấp nước sinh hoạt tập trung, hỗ trợ gần 1.000 dự án đa dạng hóa sinh kế,đầu tư xây dựng, cải tạo 320 công trình giao thông nông thôn, 113 công trình cấpđiện, 32 trường, lớp học, 29 trạm y tế, hỗ trợ đào tạo nghề cho 13.800 lao động;đầu tư xây dựng 355 thiết chế văn hóa, thể thao. Tổ chức trên 1.180 hoạt độngthay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đâỷbình đẳng giới. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm được rải nhựa hoặcbê tông, 98% thôn bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 93% đồng bàoDTTS được sử dụng nước hợp vệ sinh; 90% thôn có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạtcộng đồng; duy trì 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; hoàn thành đưa 6 xã rakhỏi địa bàn khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS giảm bình quân5,38%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 61,2%; tỷ lệ huy động trẻ 6 - 14 tuôỉđến trường đạt 99%.
Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, Chu Thị Ngọc Diệp chia sẻ:“Một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của chương trình là sự chỉđạo quyết liệt, kịp thời của tỉnh, cách tổ chức chủ động, linh hoạt, khoa học ởcơ sở và sự đồng thuận cao trong Nhân dân. Hầu hết các dự án, tiểu dự án đều đượcđánh giá hiệu quả và hiệu quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống chongười dân vùng cao”.
Tuy nhiên, quá trình triển khai chương trình vẫn còn nhữngkhó khăn, vướng mắc, một số chỉ tiêu chưa đạt so với nghị quyết của tỉnh như tốcđộ tăng trưởng kinh tế vùng DTTS, thu nhập bình quân đầu người; toàn tỉnh vẫncòn nhiều xã, thôn đặc biệt khó khăn, một số dự án, tiểu dự án thành phần thựchiện chậm, mô hình sinh kế mang tính nhỏ lẻ, thiếu liên kết. Để tiếp tục thựchiện hiệu quả chương trình trong giai đoạn tiếp theo, ngoài nỗ lực của cả hệ thốngchính trị trên địa bàn, tỉnh kiến nghị T.Ư tích hợp, lồng ghép các dự án cócùng mục tiêu, phạm vi, đối tượng để giảm đầu mối, tránh chồng chéo; đẩy mạnhphân cấp, giao quyền chủ động cho các địa phương; xem xét mở rộng đối tượng, địabàn, thời gian thực hiện đối với các nội dung hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình;xem xét, bổ sung các quy định cho phép địa phương điều chỉnh kế hoạch vốn ngânsách Nhà nước hàng năm để thực hiện chương trình đối với nguồn vốn kéo dài.
Biện Luân