Bỉ chia sẻ các kinh nghiệm, công nghệ trong quản lý và tái chế chất thải rắn tại Việt Nam

Bỉ chia sẻ các kinh nghiệm, công nghệ trong quản lý và tái chế chất thải rắn tại Việt Nam
một ngày trướcBài gốc
Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Nhà vua và Hoàng hậu Vương quốc Bi tới Việt Nam, với sự tham gia của các cơ quan Chính phủ, các đối tác phát triển, đại diện các doanh nghiệp Việt Nam và Bỉ, các tổ chức phi chính phủ, trường đại học,Viện nghiên cứu và các chuyên gia đầu ngành về quản lý chất thải rắn.
Phiên thảo luận đem lại cơ hội cho các đơn vị liên quan của Bỉ được giới thiệu về kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực xử lý và tái chế chất thải rắn cũng như hiểu rõ về sự phát triển các chính sách quản lý chất thải ở Việt Nam. Đồng thời, kết nối các công ty Bỉ với các đối tác chủ yếu của Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh và tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận về những thách thức, giải pháp trong quản lý chất thải rắn.
Tham dự và phát biểu khai mạc sự kiện, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Bộ trưởng Thủ hiến vùng Wallonia Vương quốc Bỉ - Ngài Adrien Dolimont cho rằng Việt Nam và Bỉ có nhiều tiềm năng để cùng nhau phát triển các giải pháp bền vững,dựa trên sự chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và sáng kiến từ cả hai bên. Đồng thời, Ngài Adrien Dolimont cũng hi vọng hợp tác trong quản lý chất thải rắn, phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ được thúc đẩy thông qua các chương trình cụ thể giữa chính quyền, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu của hai bên.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Bộ trưởng Thủ hiến vùng Wallonia Vương quốc Bỉ - Ngài Adrien Dolimont phát biểu tại sự kiện.
Tham dự sự kiện, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường – Lê Công Thành trân trọng nhắc đến chuyến thăm chính thức Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ – sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia, thể hiện sự coi trọng của Vương quốc Bỉ đối với mối quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam; mở ra nhiều cơ hội thiết thực để tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có môi trường, nông nghiệp và phát triển bền vững...
Thiếu các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, nhiều địa phương gặp khó khăn trong bố trí mặt bằng tập kết chất thải rắn
Thứ trưởng Lê Công Thành đồng thời chia sẻ, với tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, nhiều vấn đề về môi trường cần phải giải quyết trong đó có chất thải rắn với khối lượng phát sinh ngày càng gia tăng, thành phần phức tạp...
Thực tế tromg năm 2024, Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên phạm vi cả nước là khoảng 69,4 nghìn tấn/ngày trong đó khối lượng thu gom, xử lý là khoảng 62,9 nghìn tấn/ngày (đạt tỷ lệ 91%); Trong đó tỷ lệ CTRSH được xử lý bằng hình thức chôn lấp là 62,9%; đốt có phát điện là 11,9%, đốt k phát điện là 14,1%; xử lý chất thải thực phẩm từ nguồn phân hữu cơ chiếm tỷ lệ 10,9%...
Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý tại đô thị trung bình khoảng 96,6%, tại nông thôn khoảng 77,69%; Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động trồng trọt khoảng hơn 95 triệu tấn, từ hoạt động chăn nuôi khoảng 68,92 triệu tấn. Tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh khoảng 669,58 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn y tế của bệnh viện được xử lý đạt quy chuẩn là 97%. Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường, tỷ lệ thu gom, xử lý đạt trên 90%; còn chất thải nguy hại khoảng 98,06%.
Thực tế này đặt ra nhu cầu cấp thiết của Việt Nam phải nâng cao năng lực xử lý chất thải rắn, cả về quy mô, công nghệ lẫn hiệu quả quản lý, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.
Thực tế này cũng chỉ ra Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn trong công tác quản lý, xử lý chất thải rắn. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh; nhiều địa phương gặp khó khăn trong bố trí mặt bằng tập kết. Nhiều địa phương gặp khó khăn về vấn đề bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm tái chế, trạm trung chuyển đáp ứng yêu cầu; thiếu phương pháp xử lý chất thải rắn tiên tiến, phù hợp và sự hạn chế về nguồn nhân lực cho công tác quản lý chất thải rắn...
Trong khi đó Bỉ được biết đến là một trong những quốc gia có tỷ lệ tái chế, tái sử dụng chất thải đứng đầu thế giới với công nghệ tái chế đạt hiệu suất tối ưu, nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại,các nhà máy tái chế công nghệ cao, tự động hóa cao trong phân loại và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp…. Chính phủ Bỉ cũng đã triển khai chiến lược quản lý chất thải từ ngǎn chặn việc phát sinh chất thải; đến tái sử dụng và tái chế chất thải; cuối cùng, nếu không thể tái chế, tại Bỉ chất thải cũng được xử lý theo cách ít tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng nhất.
Tại sự kiện Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường - Lê Công Thành đề nghị các đại biểu đến từ Bỉ chia sẻ các kinh nghiệm trong xây dựng và triển khai các chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ tái chế, nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất, người tiêu dùng để giảm thiểu chất thải...; đồng thời hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong xử lý, tái chế chất thải rắn và sản sinh năng lượng từ chất thải, các mô hình đã triển khai hiệu quả....
Thực tế trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn Chính phủ Việt Nam cũng đã đặt ra các mục tiêu tương đối tham vọng về quản lý chất thải rắn tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018; phê duyệt Điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, với các mục tiêu cụ thể, có ý nghĩa định hướng cho công tác quản lý chất thải rắn... Ngoài ra Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020 cũng đã có những bước tiến cơ bản trong hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam với việc đưa ra các quy định mới về việc phân loại rác thải tại nguồn với quy định thu phí rác thải...
PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ, Phó viện trưởng Viện Chiến lươc và chính sách nông nghiệp và Môi trường trình bày tại phiên thảo luận.
Trong bài phát biểu dẫn đề tổng quan về quản lý chất thải và các chiến luợc trong tương lai, PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ, Phó viện trưởng Viện Chiến lươc và chính sách nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh sự cấp thiết của việc đổi mới mô hình quản lý chất thái rắn tại Việt Nam theo hướng tổng hợp, hiện đại và bền vững. PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ đồng thời chia sẻ “Trong bối cảnh lượng chất thái rắn ngày càng gia tăng nhanh chóng, việc xậv dựng các chiến lược dài hạn, gắn kết giữa chính sách, công nghệ và sự tham gia của công đồng là yếu tố then chốt để đạt được mục tiêu phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn.”
Tại sự kiện, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về chủ đề “kết nối kỹ năng chuyên môn của Bỉ với nhu cầu xử lý chất thải của Việt Nam”, tập trung trao đổi chia sẻ cởi mở và sâu sắc về thực trạng, thách thức và những khoảng trống trong hệ thống quản lý chất thải rắn tại Việt Nam, từ khâu thu gom, phân loại, xử lý đến tái chế và tái sử dụng.
Đại diện các doanh nghiệp Bỉ bao gồm Ecosteryl, Haemers, Menart, Ion Beam Application và Trường Đại học Lìege đã giới thiệu nhiều mô hình quản lý tiên tiến, công nghệ xử lý, tái chế hiện đại như công nghệ hấp, sấy tiệt trùng trong xử lý chất thải y tế; công nghệ ủ rác biến rác thải thành phân, công nghệ làm sạch đất bị nhiễm chất độc da cam, dioxin, giải pháp quản lý chất thải rắn xây dựng…cũng như những bài học kinh nghiệm về xây dựng khung chính sách, huy động nguồn lực tư nhân và thúc đầy vai trò của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn.
Phan Vi
Nguồn Tạp chí Công thương : https://tapchicongthuong.vn/bi-chia-se-cac-kinh-nghiem--cong-nghe-trong-quan-ly-va-tai-che-chat-thai-ran-tai-viet-nam-138947.htm