Bí quyết để không bị say tàu xe khi di chuyển đường dài

Bí quyết để không bị say tàu xe khi di chuyển đường dài
3 giờ trướcBài gốc
Người dân di chuyển đường dài trong kỳ nghỉ Tết. Ảnh: HT
Sau kỳ nghỉ lễ, chặng đường trở lại các thành phố làm việc là nỗi lo của nhiều người khi bị say tàu xe. Đây là tình trạng liên quan đến bộ phận tiền đình; say tàu xe gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Người dân cần biết các bí quyết để hạn chế tình trạng này khi phải di chuyển dài trong kỳ nghỉ Tết.
BS. Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn: Để hạn chế tình trạng say tàu xe, người dân có thể áp dụng một số cách như: Không ăn quá no hoặc để cơ thể quá đói; cần ngủ đủ giấc trước khi lên tàu xe và cố gắng giữ tinh thần thoải mái.
Nếu có thể, người dân nên ngủ khi ngồi tàu, xe cũng giúp đỡ bị say.
Người hay bị say xe cũng có thể ăn nhẹ và ăn nhạt; uống một chút nước, tránh dùng đồ uống có cồn; nên ăn các loại trái cây như cam, quýt hoặc bánh quy, bánh mì, các loại hạt...để làm giảm tình trạng say tàu xe. Đặc biệt, việc ngửi tinh dầu cam, quýt, sử dụng gừng tươi và trà gừng cũng có tác dụng tốt để tránh mùi xăng dầu.
Người say tàu xe nên ngồi ở ghế trên hoặc gần cửa sổ, nhìn xa về phía đường chân trời để giúp tín hiệu từ mắt đồng nhất với tín hiệu từ tiền đình, giúp giảm tình trạng say xe.
Người say xe tuyệt đối không đọc sách báo hoặc nhìn vào điện thoại, máy tính khi ngồi trên tàu xe.
Bên cạnh các biện pháp trên, có một số loại thuốc có thể giúp phòng chống tình trạng say tàu xe như: Nhóm thuốc kháng histamin là các thuốc thế hệ cũ, gây buồn ngủ nhưng có tác dụng chống say xe tốt (diphenhydramine, promethazine, meclizine...), có thể kết hợp thêm cafein.
Các thuốc nhóm kháng cholin có cả dạng viên lẫn dạng miếng dán sau tai cũng có tác dụng lâu dài để chống say xe.
Tạ Nguyên/Báo Tin tức
Nguồn Tin Tức TTXVN : https://baotintuc.vn/y-te/bi-quyet-de-khong-bi-say-tau-xe-khi-di-chuyen-duong-dai-20250202085451453.htm