Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW; trong đó xác định đổi mới thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo là khâu đột phá, tác động tích cực trở lại đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Năm học 2019 – 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức rà soát, đánh giá toàn bộ các khâu của quy trình tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia các năm trước, thực hiện những điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện Phương án tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia từ năm 2020 và các năm tiếp theo, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 63/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Tiếp tục hoàn thiện và ổn định kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng; khắc phục tình trạng chạy theo thành tích trong giáo dục, giảm áp lực cho học sinh, gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID- 19, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đáp ứng yêu cầu áp dụng Luật Giáo dục từ ngày 01/7/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 thay cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia từ năm 2015. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội; đồng thời không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh, tạo thuận lợi và tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh xét tuyển vào đại học, cao đẳng; các em vẫn tiếp tục được học, thi, kiểm tra, đánh giá theo chương trình, sách giáo khoa phổ thông như hiện nay nên không phải thay đổi cách học hay bổ sung kiến thức nhiều so với trước đây.
Ảnh minh họa: Dương Hà
Việc tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia giai đoạn 2020 - 2024 có những đặc điểm nổi bật sau:
Phương thức tổ chức thi: Tổ chức chung một đợt thi trên phạm vi cả nước, thi chung đề, chung đợt, lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh.
Việc được lựa chọn môn thi: Ngoài các môn thi bắt buộc học sinh được lựa chọn môn thi/bài thi phù hợp với nhu cầu định hướng nghề nghiệp ở bậc học trung học phổ thông để sử dụng cho việc tuyển sinh (thí sinh được chọn bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội).
Hình thức thi: Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm; việc tổ chức thi trắc nghiệm ở đa số các môn đã tiết kiệm thời gian thi, coi thi và chấm thi bảo đảm cho kết quả khách quan hơn.
Xét công nhận tốt nghiệp: Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với kết quả của kỳ thi tốt nghiệp bảo đảm thiết thực, hiệu quả
Phân cấp và phân nhiệm: Tăng cường chức năng quản lý nhà nước của Bộ GDĐT đồng bộ với phân cấp trách nhiệm trong tổ chức thi đã tạo cơ chế thuận lợi cho các địa phương nâng cao trách nhiệm và phát huy tính chủ động, linh hoạt trong quản lý, chỉ đạo, tổ chức thi, phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học.
Ứng dụng công nghệ thông tin: Việc ứng dụng hiệu quả, mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các khâu tổ chức thi của những năm qua đã góp phần quan trọng bảo đảm công bằng và chính xác, thuận lợi cho thí sinh.
Cụ thể ở từng năm học như sau:
Năm học 2019-2020: Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định tổ chức hai (02) đợt thi của Kỳ thi vừa bảo đảm an toàn phòng chống dịch COVID-19 vừa tổ chức thi nghiêm túc, khách quan, công bằng: Đợt 1 từ ngày 9-10/8/2020 cho thí sinh của 62 địa phương không thực hiện cách ly xã hội và cho các thí sinh không thuộc diện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 ; Đợt 2 từ ngày 03- 04/9/20203 cho thí sinh bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, chưa thi đợt 1 tại 26 địa phương khi các địa phương kiểm soát được dịch COVID-19, bảo đảm an toàn cho công tác tổ chức thi.
Năm học 2020-2021: Trên cơ sở đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với giáo dục đào tạo, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 theo hai (02) đợt thi: Đợt 1 từ ngày 06-9/7/2021; Đợt 2 từ ngày 05-07/8/2020, gồm thí sinh của các tỉnh đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thí sinh chưa dự thi đợt 1 do bị ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động, kịp thời gửi công văn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh và các bộ, ngành, cơ quan liên quan phối hợp chuẩn bị tổ chức tốt Kỳ thi trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp; gửi công văn tới các cơ sở giáo dục đại học yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm, cùng chia sẻ, phối hợp để tổ chức Kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đồng thời xem xét, phân bổ tỷ lệ chỉ tiêu hợp lý để xét tuyển cho đối tượng thí sinh bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Từ 2022-2024: Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trong các năm 2022, 2023 và 2024 đã được tổ chức thành công nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự chủ động của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các bộ, ban ngành và sự đồng thuận, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, nhất là nỗ lực cao của toàn Ngành Giáo dục.
Kỳ thi được thực hiện trên tinh thần phân định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trách nhiệm triển khai của địa phương, cơ sở giáo dục đã đáp ứng được mục tiêu kép vừa đảm bảo phòng, chống dịch bệnh, vừa đáp ứng được yêu cầu tổ chức thi gọn nhẹ, thiết thực, khách quan, công bằng. Kỳ thi đã đạt cả ba mục tiêu đề ra: kết quả thi chính xác, khách quan, đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông; phân tích, đối sánh dữ liệu kết quả thi trên toàn quốc và tại mỗi địa phương để có những giải pháp điều chỉnh công tác quản lý giáo dục của địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; kết quả thi có độ tin cậy, được hầu hết trường (kể cả các trường có sức thu hút và cạnh tranh cao) sử dụng làm căn cứ xét tuyển sinh theo tinh thần tự chủ quy định tại Luật Giáo dục đại học cùng với một số phương thức tuyển sinh khác. Nhìn chung, giáo viên, học sinh và phụ huynh đồng thuận cao, yên tâm tham dự Kỳ thi, dư luận xã hội đánh giá cao phương án và kết quả tổ chức Kỳ thi trong bối cảnh dịch COVID- 19 vừa qua.
Kết quả về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông giai đoạn 2020 – 2024 như sau:
Tổng hợp điểm trung bình các môn qua các năm như sau:
Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác tổ chức thi, xét tốt nghiệp trung học phổ thông giai đoạn 2020-2024 đã đạt được các mục tiêu đề ra và bám sát Nghị quyết 29- NQ/TW năm 2013 của Trung ương, Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội và các Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Kỳ thi đã triển khai tốt song song với việc thực hiện Đề án 06/QĐ-TTg về phát triển ứng dụng dữ liệu về12dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ, hướng đến thuận lợi nhất cho học sinh dự thi.
Đồng thời kỳ thi được thực hiện trên tinh thần phân định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trách nhiệm triển khai của địa phương, cơ sở giáo dục đã đáp ứng được mục tiêu kép vừa đảm bảo phòng, chống dịch bệnh, vừa đáp ứng được yêu cầu tổ chức thi gọn nhẹ, thiết thực, khách quan, công bằng. Đặc biệt, kỳ thi đã đạt cả ba mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên vẫn còn thí sinh vi phạm quy chế thi và đã được kịp thời phát hiện và xử lý theo đúng quy định, bảo đảm tính nghiêm minh của kỳ thi. Trong quá trình tổ chức kỳ thi còn để xảy ra một số thiếu sót cục bộ tại địa phương trong công tác in sao đề thi, coi thi đã được xử lý kịp thời, bảo đảm quyền lợi của thí sinh....
Linh An