Cận cảnh Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Cận cảnh Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
3 giờ trướcBài gốc
Hiện tại, các gian trưng bày trong nhà của triển lãm đang được gấp rút hoàn thiện để chuẩn bị cho các hoạt động của Triển lãm. Ảnh: Báo QĐND
Không gian trưng bày của ngành Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã cơ bản hoàn tất. Ảnh: Báo QĐND
Tham gia trưng bày tại Triển lãm có nhiều hãng chế tạo lớn, có những gian hàng quốc gia trưng bày nhiều sản phẩm quân sự, vũ khí công nghệ cao hàng đầu thế giới. Ảnh: Báo QĐND
Không gian trưng bày hiện đại với nhiều khu vực cho từng loại thiết bị điện tử quân sự chuyên biệt của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tại triển lãm. Ảnh: Báo QĐND
Khu vực trưng bày máy bay không người lái của Viettel. Ảnh: Báo QĐND
Tổ hợp trang bị công nghệ cao dành cho người lính do Viettel phát triển. Ảnh: Báo QĐND
Khu vực giới thiệu các hệ thống radar trinh sát, cảnh giới. Ảnh: Báo QĐND
Các thành phần của động cơ phản lực tích hợp trên tên lửa do Viettel nghiên cứu và phát triển. Ảnh: Báo QĐND
Tại nhiều gian trưng bày, công tác chỉnh trang và lắp đặt trang bị đang diễn ra. Ảnh: Báo QĐND
Gian trưng bày quốc gia của Ấn Độ với nhiều sản phẩm vũ khí, trang bị quân sự đa dạng. Ảnh: Báo QĐND
Không gian trưng bày của Liên bang Nga nổi bật với mô hình tổ hợp tên lửa phòng không Viking hay Buk-M3. Ảnh: Báo QĐND
Gian trưng bày của hãng chế tạo Lockheed Martin của Mỹ với mô hình máy bay vận tải quân sự C-130J Super Hercules. Ảnh: Báo QĐND
Cận cảnh mô hình của tổ hợp tên lửa phòng không Viking. Ảnh: Báo QĐND
UAV cảm tự hay đạn tuần kích "Sản phẩm 51-3" của hãng chế tạo ZALA (Nga), đơn vị phát triển và chế tạo UAV Lancet danh tiếng. Ảnh: Báo QĐND
Không gian trưng bày của hãng chế tạo KIA (Hàn Quốc). Ảnh: Báo QĐND
Không gian trưng bày của NORINCO (Trung Quốc). Ảnh: Báo QĐND
Nhiều gian trưng bày đã hoàn tất việc chuẩn bị được "niêm phong" chờ ngày khai mạc triển lãm. Ảnh: Báo QĐND
Không gian trưng bày của hãng chế tạo vũ khí đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Báo QĐND
Một mẫu UAV quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Báo QĐND
Tên lửa hành trình BrahMos hợp tác giữa Nga và Ấn Độ. Báo QĐND
Máy bay TP-150 là loại máy bay huấn luyện sơ cấp và tuần tra, dùng cho huấn luyện phi công quân sự và có thể áp dụng trong hàng không dân dụng.
TP-150 được sản xuất tại Việt Nam theo thiết kế của hãng Flying Legend (Italy).
Theo Báo Quân đội Nhân dân
Đài Hà Nội
Nguồn Hà Nội TV : https://hanoionline.vn/can-canh-trien-lam-quoc-phong-quoc-te-viet-nam-2024-289272.htm