Cần dạy kiến thức và kỹ năng lái xe cho học sinh

Cần dạy kiến thức và kỹ năng lái xe cho học sinh
4 giờ trướcBài gốc
Theo quy định hiện hành, người từ 16 - 18 tuổi được điều khiển xe gắn máy dưới 50cc, nhưng không được cấp bằng lái xe. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định các đối tượng trên phải được đào tạo kiến thức, kỹ năng lái xe. Bộ Công an đề xuất, việc đào tạo tiến hành từ bậc mầm non đến cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Học sinh THCS học các môn, như: Quy tắc giao thông cơ bản, nhận biết và chấp hành báo hiệu đường bộ, đội nón bảo hiểm đạt chuẩn, cài quai đúng quy cách, ngồi trên xe cơ giới an toàn…
Học sinh THPT học nâng cao các môn, như: Quy tắc giao thông, báo hiệu đường bộ, tốc độ và khoảng cách an toàn xe cơ giới, dự đoán và phòng tránh nguy hiểm, chuẩn bị và điều khiển xe gắn máy an toàn. Đáng chú ý, học sinh được lái xe theo 4 hình mẫu, gồm: Đi qua hình số 8, đi qua vạch đường thẳng, đi qua đường có vạch cản, đi qua đường gồ ghề, tương tự thi bằng lái xe máy.
Dự thảo nghị định quy định trách nhiệm nhà trường trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh. Chẳng hạn, tổ chức cho học sinh, phụ huynh ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Phụ huynh không giao xe cho con em điều khiển khi chưa đủ điều kiện. Trường hợp học sinh từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, trước khi điều khiển xe, phụ huynh có trách nhiệm nhắc nhở con tham gia chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy do cảnh sát giao thông (CSGT) hướng dẫn. Đưa nội dung chấp hành pháp luật về giao thông là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm đối với trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cán bộ, nhân viên, giáo viên và đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh trong từng học kỳ, năm học.
Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo cơ quan quản lý trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuẩn bị cơ sở vật chất, xe gắn máy để phối hợp lực lượng CSGT tổ chức hướng dẫn thực hành kỹ năng lái xe. Bộ Công an biên soạn tài liệu hướng dẫn kỹ năng lái xe, chỉ đạo lực lượng CSGT địa phương phối hợp trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực tiếp tổ chức, hướng dẫn thực hành kỹ năng lái xe cho học sinh.
Về địa điểm, Bộ Công an dự kiến có thể sử dụng sân trường học hoặc địa điểm đủ diện tích bố trí 4 bài hình thực hành lái xe gắn máy, tương tự như hình sát hạch lái xe hạng A1. Thời gian hướng dẫn khoảng 1 - 2 ngày đối với 1 khối học sinh, có thể chia thành nhiều đợt để phù hợp lịch học của học sinh. Về phương tiện thực hành (khoảng 2 - 3 chiếc/đợt hướng dẫn), sử dụng xe gắn máy sẵn có, thuê, mượn...
Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng, năm 2023 có khoảng 7,8% nạn nhân thương vong do tai nạn giao thông ở độ tuổi trẻ em, tương đương 2.100 em (900 em tử vong). Trong đó, gần 1.500 là học sinh THPT. Các tình huống dẫn đến tai nạn giao thông chủ yếu do đi trái phần đường, làn đường, chuyển hướng không an toàn, lái xe quá tốc độ được phép.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo cần quy định nhà trường phải đưa kiến thức giao thông, kỹ năng lái xe gắn máy an toàn vào tiêu chí, quy chế đánh giá học sinh; ràng buộc trách nhiệm của gia đình khi mua xe gắn máy cho con em; bổ sung nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong tổ chức giảng dạy kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
N. Hảo (Tổng hợp)Cần dạy kiến thức và kỹ năng lái xe cho học sinh
Bộ Công an vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, chú trọng giáo dục kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe giảng dạy ở cơ sở giáo dục.
T
heo quy định hiện hành, người từ 16 - 18 tuổi được điều khiển xe gắn máy dưới 50cc, nhưng không được cấp bằng lái xe. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định các đối tượng trên phải được đào tạo kiến thức, kỹ năng lái xe. Bộ Công an đề xuất, việc đào tạo tiến hành từ bậc mầm non đến cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Học sinh THCS học các môn, như: Quy tắc giao thông cơ bản, nhận biết và chấp hành báo hiệu đường bộ, đội nón bảo hiểm đạt chuẩn, cài quai đúng quy cách, ngồi trên xe cơ giới an toàn…
Học sinh THPT học nâng cao các môn, như: Quy tắc giao thông, báo hiệu đường bộ, tốc độ và khoảng cách an toàn xe cơ giới, dự đoán và phòng tránh nguy hiểm, chuẩn bị và điều khiển xe gắn máy an toàn. Đáng chú ý, học sinh được lái xe theo 4 hình mẫu, gồm: Đi qua hình số 8, đi qua vạch đường thẳng, đi qua đường có vạch cản, đi qua đường gồ ghề, tương tự thi bằng lái xe máy.
Dự thảo nghị định quy định trách nhiệm nhà trường trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh. Chẳng hạn, tổ chức cho học sinh, phụ huynh ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Phụ huynh không giao xe cho con em điều khiển khi chưa đủ điều kiện. Trường hợp học sinh từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, trước khi điều khiển xe, phụ huynh có trách nhiệm nhắc nhở con tham gia chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy do cảnh sát giao thông (CSGT) hướng dẫn. Đưa nội dung chấp hành pháp luật về giao thông là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm đối với trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cán bộ, nhân viên, giáo viên và đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh trong từng học kỳ, năm học.
Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo cơ quan quản lý trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuẩn bị cơ sở vật chất, xe gắn máy để phối hợp lực lượng CSGT tổ chức hướng dẫn thực hành kỹ năng lái xe. Bộ Công an biên soạn tài liệu hướng dẫn kỹ năng lái xe, chỉ đạo lực lượng CSGT địa phương phối hợp trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực tiếp tổ chức, hướng dẫn thực hành kỹ năng lái xe cho học sinh.
Về địa điểm, Bộ Công an dự kiến có thể sử dụng sân trường học hoặc địa điểm đủ diện tích bố trí 4 bài hình thực hành lái xe gắn máy, tương tự như hình sát hạch lái xe hạng A1. Thời gian hướng dẫn khoảng 1 - 2 ngày đối với 1 khối học sinh, có thể chia thành nhiều đợt để phù hợp lịch học của học sinh. Về phương tiện thực hành (khoảng 2 - 3 chiếc/đợt hướng dẫn), sử dụng xe gắn máy sẵn có, thuê, mượn...
Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng, năm 2023 có khoảng 7,8% nạn nhân thương vong do tai nạn giao thông ở độ tuổi trẻ em, tương đương 2.100 em (900 em tử vong). Trong đó, gần 1.500 là học sinh THPT. Các tình huống dẫn đến tai nạn giao thông chủ yếu do đi trái phần đường, làn đường, chuyển hướng không an toàn, lái xe quá tốc độ được phép.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo cần quy định nhà trường phải đưa kiến thức giao thông, kỹ năng lái xe gắn máy an toàn vào tiêu chí, quy chế đánh giá học sinh; ràng buộc trách nhiệm của gia đình khi mua xe gắn máy cho con em; bổ sung nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong tổ chức giảng dạy kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
N. Hảo (Tổng hợp)
Nguồn An Giang : https://baoangiang.com.vn/can-day-kien-thuc-va-ky-nang-lai-xe-cho-hoc-sinh-a410316.html