Cần quy định rõ vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi viện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công

Cần quy định rõ vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi viện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công
7 giờ trướcBài gốc
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An tham gia thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích cộng
Tham gia đóng góp đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi viện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An thống nhất với sự cần thiết thí điểm viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương và lợi ích công. Nội dung dự thảo Nghị quyết bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và cơ bản thống nhất với các luật có liên quan.
Tuy nhiên, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung cho rằng, dự thảo chưa phân định rõ vai trò của viện kiểm sát nhân dân với tư cách là “nguyên đơn” với vai trò là cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án dân sự. Để thực hiện có hiệu quả việc thí điểm này cần điều chỉnh nhiều quy định liên quan, nhất là các quy định về tố tụng dân sự.
Đồng thời, khi bản án đã có hiệu lực thì cơ quan nào yêu cầu thi hành án,… Đây là những vấn đề được đại biểu phân tích, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, quy định cụ thể nhằm đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện thí điểm.
Theo tờ trình của Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi viện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công gồm 4 Chương, 19 Điều.
Trong đó, quy định Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự công ích trong trường hợp không có người khởi kiện để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công; bảo đảm quyền khởi kiện của Viện kiểm sát nhân dân, cụ thể: (1) Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong việc tiếp nhận, thu thập, thụ lý thông tin về vi phạm; các biện pháp xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh vi phạm; thông báo cho các chủ thể có liên quan; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, trách nhiệm khởi kiện; (2) Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân để bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện của Viện kiểm sát nhân dân; trách nhiệm của các tổ chức giám định tư pháp, định giá,… hỗ trợ Viện kiểm sát nhân dân trong việc thu thập chứng cứ để chứng minh vi phạm và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công; (3) Quy định nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, trách nhiệm khởi kiện theo quy định của pháp luật trong việc trả lời cho Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện quyền, trách nhiệm khởi kiện; (4) Quy định trong trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Viện kiểm sát nhân dân hỗ trợ khởi kiện khi có đề nghị. (5) Quy định về các trường hợp Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự công ích.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Nguyễn Huy Tiến trình bày Tờ trình tóm tắt Dự án Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích cộng
Dự thảo Nghị quyết quy định cụ thể trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự công ích như: (1) Việc khởi kiện và giải quyết vụ án dân sự công ích được thực hiện theo Nghị quyết này; trường hợp Nghị quyết này không quy định thì áp dụng quy định tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan; (2) Quy định về thẩm quyền xét xử vụ án dân sự công ích; trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong việc thụ lý vụ án dân sự công ích; (3) Quy định những điểm đặc thù về thủ tục tố tụng trong các vụ án dân sự công ích khác với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường gồm: (4) Quy định về quyền phản tố của bị đơn theo hướng trong vụ án dân sự Viện kiểm sát khởi kiện để bảo vệ lợi ích công, thì bị đơn không có quyền đưa ra yêu cầu phản tố va quy định về nguyên tắc tiến hành hòa giải trong các vụ án dân sự công ích.
Về hiệu lực thi hành, Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026 và thời gian thí điểm trong 3 năm, tại 6 tỉnh, thành phố sau sáp nhập gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Đắk Lắk. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sẽ tổ chức, bố trí, sắp xếp sử dụng nguồn lực hiện có, không làm phát sinh thêm biên chế và tổ chức bộ máy mới./.
Kiến Quốc
Nguồn Long An : https://baolongan.vn/can-quy-dinh-ro-vai-tro-cua-vien-kiem-sat-trong-viec-khoi-vien-vu-an-dan-su-de-bao-ve-quyen-dan-su-cua-nhom-de-bi-ton-thuong-hoac-bao-ve-loi-ich-cong-a195700.html