1. Đông y có chữa được bệnh hạ kali máu không?
Hạ kali máu là rối loạn điện giải thường gặp trong lâm sàng. Ở cơ thể khỏe mạnh tình trạng này còn bù trừ được, nhưng hạ kali máu nặng thì có thể đe dọa đến tính mạng. Đối với bệnh nhân tim mạch, hạ kali máu làm tăng tỷ lệ tử vong. Vì vậy, đông y không chữa được hạ kali máu.
2. Các phương pháp điều trị bệnh hạ kali máu
Về cơ bản hạ kali máu được xem là cấp cứu nội khoa có tiên lượng nặng, dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đã nói ở trên, nên người bệnh cần được chẩn đoán đúng để điều trị sớm.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng hạ kali máu và phân loại mà bác sĩ sẽ cân nhắc liệu pháp thay thế kali. Ngay khi có kết quả chính xác, việc điều trị sẽ được bắt đầu.
Nội dung
1. Đông y có chữa được bệnh hạ kali máu không?
2. Các phương pháp điều trị bệnh hạ kali máu
3. Bệnh hạ kali máu có chữa khỏi được không?
4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh hạ kali máu
5. Chi phí khám chữa bệnh
Thường thì những người có nồng độ kali vừa phải hoặc thấp ở mức nhẹ, triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng sẽ bù kali bằng đường uống. Phương pháp điều trị này an toàn, dễ quản lý, dễ hấp thu qua đường tiêu hóa mà ít tốn kém. Nếu dùng chế phẩm liều cao có thể gặp phản ứng phụ gây nôn, kích ứng dạ dày.
Điều trị hạ kali máu bao gồm điều trị nguyên nhân và bổ sung kali. Ngoại trừ tình trạng hạ kali máu thoáng qua, các trường hợp còn lại thì việc điều trị bao gồm điều chỉnh lượng kali mất qua thận và qua đường tiêu hóa.
Việc quyết định điều chỉnh nhanh chóng tình trạng hạ kali máu phụ thuộc vào diễn biến lâm sàng, các bệnh kèm theo và mức độ nặng của hạ kali.
Nếu tình trạng hạ kali máu kéo dài thì việc bổ sung thuốc là cần thiết. Các nghiên cứu cho thấy để tăng 0,3mmol kali máu cần phải sử dụng 100mmol kali dưới dạng muối kali clorua.
Ở những bệnh nhân hạ kali máu nặng hoặc có triệu chứng, việc truyền kali đường tĩnh mạch là cần thiết. Việc bù kali không nên quá 20mmol/h và phải luôn theo dõi sát tình trạng rối loạn nhịp. Nếu truyền tĩnh mạch ngoại vi thì lượng kali bổ sung tối đa cũng chỉ 40mmol trong 1 lít dịch truyền.
Việc xét nghiệm kali thường xuyên là vô cùng quan trọng để tránh hiện tượng kali máu tăng quá cao, dẫn đến biến chứng rối loạn nhịp gây tử vong. Trong những trường hợp hạ kali máu nặng, việc bổ sung magie nên được xem xét.
Hạ kali máu là rối loạn điện giải thường gặp trong lâm sàng.
3. Bệnh hạ kali máu có chữa khỏi được không?
Hạ kali máu là một rối loạn điện giải thường gặp trong thực hành lâm sàng và thường được phát hiện tình cờ khi xét nghiệm máu. Mặc dù tình trạng này thường đáp ứng ở những bệnh nhân toàn trạng còn tốt, tuy nhiên ở những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch đi kèm thì hạ kali máu có thể gây các hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Việc hiểu biết về cơ chế điều hòa kali trong cơ thể sẽ giúp chúng ta tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân và điều trị hạ kali máu kịp thời, hiệu quả.
4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh hạ kali máu
Kali được đưa vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc đường truyền tĩnh mạch, phần lớn kali được dự trữ trong tế bào và sau đó được bài tiết vào nước tiểu. Do đó giảm đưa kali vào hoặc tăng vận chuyển kali vào trong tế bào hoặc hay gặp hơn là mất qua nước tiểu, qua đường tiêu hóa, qua mồ hôi dẫn đến giảm nồng độ kali máu. Kali máu bình thường 3,5-5mmo/l và hạ khi kali máu < 3,5mmol/l.
Nguy cơ hạ kali máu tăng cao ở những người:
Đang dùng loại thuốc gây hạ kali, đặc biệt thuốc lợi tiểu thải kali.
Tình trạng nôn ói hay tiêu chảy dài ngày.
Mắc bệnh như đã liệt kê ở trên.
Người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ xuất hiện các biến chứng của hạ kali máu cao hơn. Thậm chí chỉ hạ một ít kali trong máu cũng có thể làm xuất hiện rối loạn nhịp. Do đó, ở những người suy tim sung huyết, rối loạn nhịp hay có tiền căn nhồi máu cơ tim, tốt nhất nên duy trì kali máu khoảng 4 mmol/L.
Nếu không nhận diện triệu chứng hạ kali máu sớm để điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng như:
Giảm sức bóp cơ tim, nhịp tim chậm, nhịp nhanh xoắn đỉnh. Những biểu hiện này có thể gây rối loạn nhịp và khiến người bệnh bị ngừng tim.
Ngừng tuần hoàn nếu cấp cứu không phát hiện hạ kali máu thì sẽ đánh mất sự sống.
Liệt cơ hô hấp, suy hô hấp, liệt chân tay.
Sau khi xác định nguyên nhân gây hạ kali máu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Tại bệnh viện bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ kali của bệnh nhân để đảm bảo mức kali nằm trong giới hạn an toàn và tránh các biến chứng.
Sau khi xuất viện, bệnh nhân nên tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trong việc bổ sung kali và magie qua chế độ ăn uống hoặc thuốc bổ để ngăn ngừa tái phát. Nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị nếu có các dấu hiệu sau:
Mệt mỏi.
Khó thở.
Co cứng cơ.
Đau bụng.
Buồn nôn.
Chán ăn.
5. Chi phí khám chữa bệnh
Trong hầu hết các trường hợp có thể xác định nguyên nhân hạ kali bằng hỏi bệnh sử: Lạm dụng thuốc lợi tiểu và nhuận trường, nôn ói. Sau khi đã loại trừ các nguyên nhân giảm cung cấp và tăng vận chuyển K+ vào nội bào, dựa vào các xét nghiệm về chức năng thận có thể xác định được nguyên nhân. Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nồng độ khoáng chất và chất điện giải có trong máu, bao gồm cả nồng độ của kali.
Bên cạnh đó xét nghiệm rối loạn acid - base cũng là phương pháp hữu ích để chẩn đoán chính xác nguyên nhân hạ kali máu.
Chẩn đoán mức độ hạ kali máu bao gồm:
- Mức độ nhẹ: Hạ kali máu không có triệu chứng lâm sàng và điện tâm đồ.
- Mức độ vừa: Hạ kali máu có thể gây chướng bụng, chuột rút, điện tâm đồ có sóng T dẹt, đoạn ST chênh xuống nhưng không có các triệu chứng nặng như rối loạn nhịp tim nặng nề, liệt thần kinh cơ.
- Mức độ nặng: Hạ kali máu có các triệu chứng nặng trên lâm sàng (rối loạn nhịp tim hoặc yếu cơ, liệt, hoặc hội chứng tiêu cơ vân cấp).
Vì vậy, mỗi bệnh nhân cụ thể sẽ được chỉ định những xét nghiệm, điều trị khác nhau nên chi phí cũng khác nhau. Ví dụ như xét nghiệm máu tổng quát dao động từ 1.000.000 – 3.000.000 VND. Xét nghiệm nước tiểu có thể dao động từ 100.000 - 300.000 VND tùy vào chất lượng dịch vụ, mức giá này có thể thay đổi dựa trên các yếu tố từng loại xét nghiệm sẽ có mức giá khác nhau, danh mục xét nghiệm càng chuyên sâu, càng phức tạp hoặc thực hiện nhiều danh mục cùng lúc thì chi phí càng đắt và ngược lại.
BS Thúy Quỳnh