Quân đội Bangladesh cho biết chiến đấu cơ F-7 BGI của nước này cất cánh làm nhiệm vụ huấn luyện lúc 13h hôm 21/7 sau đó gặp sự cố và lao xuống khuôn viên trường Milestone ở khu Uttara, Dhaka, bốc cháy dữ dội.
Khói bốc lên có thể nhìn thấy từ xa và ít nhất 8 đơn vị cứu hỏa đã nhanh chóng lao tới hiện trường.
Phi công cùng ít nhất 18 người khác tại trường thiệt mạng, hơn 100 người bị thương do bỏng. Truyền thông địa phương cho hay hầu hết nạn nhân là học sinh.
Cha mẹ học sinh và người dân địa phương sau đó hoảng loạn kéo tới trường, sử dụng mọi phương tiện sẵn có để đưa các nạn nhân vào bệnh viện.
Rafiqa Taha, một học sinh của trường Milestone, cho biết ngôi trường có khoảng 2.000 học sinh, có các lớp học từ tiểu học đến lớp 12.
Theo Taha, vào lúc máy bay lao xuống, nhiều học sinh đang trong tiết học hoặc làm bài kiểm tra.
"Em rất sợ hãi khi xem thông tin trên TV. Trời ơi! Đó là ngôi trường của em mà", cô học sinh 16 tuổi không đến lớp hôm nay nói.
Lãnh đạo lâm thời Bangladesh Muhammad Yunus bày tỏ đau buồn sâu sắc về sự việc. Ông gọi đây là nỗi mất mát không thể bù đắp với lực lượng không quân cũng như các học sinh, phụ huynh, giáo viên và nhân viên nhà trường Milestone.
Không quân Bangladesh đã mở cuộc điều tra về nguyên nhân chiến đấu cơ F-7 BGI rơi xuống khu vực đông dân cư.
Bangladesh mua 16 chiếc F-7 BGI trong giai đoạn 2011-2013 trong nỗ lực hiện đại hóa không quân.
F-7 BGI là biến thể hiện đại nhất về công nghệ của dòng tiêm kích F-7 do Tập đoàn Máy bay Thành Đô của Trung Quốc sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu của không quân Bangladesh về mẫu chiến đấu cơ đa nhiệm giá rẻ.
F-7 chính là phiên bản xuất khẩu của dòng chiến đấu cơ J-7 vốn được sao chép từ dòng MiG-21 nổi tiếng của Liên Xô.
Trung Quốc bắt đầu được cấp giấy phép sản xuất MiG-21 của Liên Xô vào năm 1964, nhưng phải mất 1 thập kỷ sau đó để phát triển thành J7 và thực sự sản xuất hàng loạt trong nước. Hơn 2400 chiếc đã được sản xuất.
Những chiếc trước đó tỏ ra thua kém MiG-21 do phía Liên Xô từ chối chuyển giao công nghệ mới nhất của các thiết kế những năm 1950.
Đến năm 1980, J7 của Trung Quốc đã đuổi kịp MiG-21 của Nga. Điều này đã không làm người Liên Xô thấy khó chịu bởi vào năm 1985, Moscow đã ngừng sản xuất MiG-21 sau khi hơn 11.000 chiếc đã xuất xưởng.
Từ đó trở đi, nếu muốn một chiếc MiG-21, ta chỉ có một nguồn duy nhất đó là J7 của Trung Quốc.
Trong 3 thập kỷ qua, Trung Quốc đã cải tiến khả năng của J7, chủ yếu qua việc tinh chỉnh khung máy bay và thiết bị điện tử.
Hầu hết J7 được Trung Quốc sử dụng nhưng khoảng 20% số đó đã được xuất khẩu tới 14 quốc gia. Khoảng trên dưới 10 quốc gia vẫn đang sử dụng J7 trong biên chế.
J-7 có chiều dài 14,8 mét, sải cánh 8 mét và có diện tích cánh 24,88 mét vuông, kết hợp với động cơ Liyang Wopen-13F do Trung quốc sản xuất, chiếc máy bay có trọng lượng rỗng 5,2 tấn này có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa khoảng 7,5 tấn.
Tốc độ bay tối đa của J-7 đạt tới Mach 2.0 trong khi đó tốc độ tối thiểu khoảng 210 km. Chiếc chiến đấu cơ quốc tịch Trung Quốc này có bán kính chiến đấu 850 km, tầm bay tối đa 2200 km và trần bay 17.500 mét.
J-7 có hai pháo chính cỡ nòng 30 mm với cơ số đạn tổng cộng 120 viên. Ngoài ra chiến đấu cơ này còn có 5 giá treo với khả năng mang theo tối đa 2 tấn bom, tên lửa các loại.
J-7 có hai pháo chính cỡ nòng 30 mm với cơ số đạn tổng cộng 120 viên.
Ngoài ra chiến đấu cơ này còn có 5 giá treo với khả năng mang theo tối đa 2 tấn bom, tên lửa các loại.ng nước này còn sở hữu khoảng 8 chiếc chiến đấu cơ đa dụng MiG-29.
Việt Hùng
Theo AFP, AP