Chiến thuật của Nga khó duy trì tại mặt trận miền Đông Ukraine

Chiến thuật của Nga khó duy trì tại mặt trận miền Đông Ukraine
3 giờ trướcBài gốc
Trong những tháng gần đây, các cuộc đụng độ tiếp tục gia tăng tại khu vực Donbas thuộc miền đông Ukraine, trong bối cảnh Moscow đang nỗ lực mở rộng thành quả quân sự trước khi mùa đông tới, có thể với một mục tiêu là đạt được một thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine trong tương lai.
Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát nhận định, tương lai ấy có nhiều khả năng sẽ phụ thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử Mỹ. Cựu Tổng thống Donald Trump đã nói rằng ông sẽ chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine nếu đắc cử, đưa cuộc chiến đến hồi kết "chỉ trong một ngày".
Điều này cũng có thể đồng nghĩa với việc, Kiev sẽ buộc phải nhượng lại lãnh thổ để chấm dứt giao tranh. Các nhà phân tích cho rằng, đây là một trong những động cơ thúc đẩy cuộc tấn công Kursk của Ukraine bên trong nước Nga hồi đầu tháng 8, vì phần lãnh thổ do Kiev kiểm soát có thể trở thành một con bài mặc cả có giá trị trong các cuộc đàm phán.
Xung đột Nga-Ukraine. Ảnh: The New York Times
Thế áp đảo về quân lực và vũ khí trên tiền tuyến gợi nhớ đến chiến thuật thường xuất hiện trong các chiến dịch quân sự trước đây của Nga và Liên Xô. Đúng như cái tên, chiến thuật này sử dụng số lượng lớn binh sĩ và cường độ tấn công cao nhằm đánh bật đối phương khỏi chiến trường.
Ở mặt trận Kursk - nơi giao tranh giữa Nga-Ukraine đang diễn ra ác liệt, cả hai bên đều huy động số lượng lớn binh sĩ. Đầu tháng 10, Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi cho biết đã tăng thêm 50.000 quân cho mặt trận Kursk, so với vài nghìn quân Ukraine đang cầm cự tại đây.
Chính phủ Nga đã công bố kế hoạch chi 133,8 tỷ bảng Anh cho an ninh và quốc phòng quốc gia vào năm 2025, tương đương với 41% chi tiêu hàng năm của chính phủ. Điện Kremlin cũng nâng độ tuổi nhập ngũ lên 30, đồng thời mở rộng quy mô quân đội chạm mốc 2,4 triệu người, đưa quân đội Nga trở thành quân đội lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, giới quan sát vẫn lo ngại rằng, quy mô quân đội được mở rộng trong thời gian ngắn khó đảm bảo chất lượng binh sĩ và khả năng thích ứng của họ khi được “tung” ra chiến trường. Bên cạnh đó, các đội hình lớn cũng dễ bị phát hiện và trở thành mục tiêu của các thiết bị tấn công từ xa.
Trong tình trạng dòng chảy viện trợ từ phương Tây vẫn đang "nhỏ giọt", Kiev vẫn tìm cách cải tiến các loại vũ khí hiện nhằm nâng cao khả năng tấn công đối phương, cụ thể như các UAV "rồng lửa" có gắn bình chứa nhiệt nhôm mới được quân đội Kiev sử dụng trong thời gian gần đây.
Diệp Thảo/VOV.VN (biên dịch) Theo The Conversation
Nguồn VOV : https://vov.vn/the-gioi/chien-thuat-cua-nga-kho-duy-tri-tai-mat-tran-mien-dong-ukraine-post1130022.vov