Phát huy vai trò“nhạctrưởng” đẩy lùi ô nhiễm không khí đô thị
Hà Nội, với vị thế là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế,văn hóa của cả nước, đang nỗ lực trở thành thành phố tiên phong trong cuộc“cách mạng xanh”. Giải pháp điện hóa giao thông sẽ tạo tiền đề, kinh nghiệm quýbáu để các đô thị khác trên cả nước học hỏi và nhân rộng, góp phần thực hiệncam kết mạnh mẽ của Việt Nam đạt Net Zero vào năm 2050.
Thời gian qua, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn nạnmôi trường nhức nhối, nghiêm trọng nhất tại Thủ đô, khi các dữ liệu quan trắcmôi trường chỉ báo nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội thường xuyên vượt ngưỡngcho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp vàMôi trường TP Hà Nội, hoạt động giao thông là một trong năm nguồn gây ô nhiễmkhông khí. Theo một nghiên cứu được công bố năm 2023 cho thấy, với carbonmonoxide (CO), phát thải của xe máy chạy nhiên liệu xăng, dầu đóng góp 87%. Vơíbụi mịn PM 2.5 nói chung, nghiên cứu chỉ ra xe máy đóng góp nhiều nhất với 66%,ô tô 13%. Do vậy, giải pháp chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe điện đã được đưara, bàn luận sôi nổi từ nhiều năm nay, bên cạnh những giải pháp trọng điểm khácnhư thúc đẩy giao thông công cộng, nhằm làm sạch bầu không khí, giảm thiểu tiếngồn đô thị, mang lại một không gian sống trong lành và văn minh hơn.
Tại Tọa đàm “Quyết liệt bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻngười dân Thủ đô” do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức, ông Dương Đức Tuấn, PhóChủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin, hiện Hà Nội có khoảng 8 triệu xe cá nhân, gồm1,1 triệu ô tô và 6,9 triệu xe máy. Trong vành đai 1 có khoảng 450.000 xe, dânsố là 600.000 người, chủ yếu là xe sử dụng xăng dầu. Đây là một trong nhữngnguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí, khi có tới 70% là xe cũ.
Lộ trình chuyển đổi và lấp đầy khoảng trống pháp lý
Hiện nay, hệ thống pháp luật đã tạo nền tảng cho sự chuyển dịchnày. Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã đặt ra các quy định chung về kiểm soát ônhiễm và khuyến khích phương tiện thân thiện môi trường. Quyết định số876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã đưa ra lộ trình tổng thể về chuyển đôỉnăng lượng xanh ngành giao thông vận tải, định hướng phát triển xe điện và khuyếnkhích sử dụng phương tiện giao thông xanh. Dù chưa có quy định cụ thể về bắt buộcchuyển đổi xe xăng sang xe điện, những văn bản này đã thể hiện tầm nhìn và quyếttâm của Chính phủ, tạo cơ sở pháp lý để Hà Nội có thể xây dựng những chính sáchmạnh mẽ và đột phá hơn.
Hà Nội cần lộ trình hợp lí chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện. (Ảnh: doanhnghieptiepthi.vn)
Trên thực tế, từ năm 2017, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghịquyết số 04 đặt ra lộ trình từng bước hạn chế hoạt động của xe máy ở một số khuvực và dừng hoạt động xe máy ở các quận (cũ) vào năm 2030. Ngày 12/12/2024,HĐND thành phố tiếp tục thông qua Nghị quyết thực hiện vùng phát thải thấp, cóhiệu lực từ 1/1/2025, trong đó đề cập đến việc cấm hoặc hạn chế xe mô tô, gắnmáy không đáp ứng tiêu chuẩn mức 2 chạy vào vùng phát thải thấp theo khung giờ/thơìđiểm hoặc khu vực. Dù đã có chủ trương, song trên thực tế tới nay, TP Hà Nội vẫnchưa ban hành kế hoạch cụ thể nào về lộ trình chuyển đổi giảm sử dụng xe sử dụngnhiên liệu hóa thạch, thúc đẩy các nguồn nhiên liệu xanh, sạch khác.
Chuyển đổi phương tiện giao thông cá nhân từ nhiên liệu hoáthạch sang năng lượng xanh không chỉ là một quyết định kỹ thuật mà còn là mộttiến trình pháp lý - chính sách rất phức tạp, cần sự xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng,có tính bao trùm, dự đoán, nhằm bảo đảm “không ai bị bỏ lại phía sau”, nhất lànhững nhóm dễ bị tổn thương như người nghèo, người thu nhập thấp. Trong khi đó,một “điểm nghẽn” hiện hữu khác là hệ thống vận tải công cộng chưa đáp ứng nhu câùthay thế phương tiện cá nhân. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, nếu không mở rộngnhanh hệ thống giao thông công cộng, người dân sẽ không có lựa chọn thay thế vàchính sách sẽ khó thành công. Đơn cử như kiến nghị của Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng- Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, Hà Nội cần thiết kế chính sách hỗtrợ toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng an toàn vận hành, mạng lưới sạc pinvà năng lực của giao thông công cộng trước khi chính sách mới đi vào cuộc sống.
Trước nhiều băn khoăn, lo ngại của người dân trong thời gianqua, đồng thời nhằm thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng, TP Hà Nội đang tíchcực đề xuất, thảo luận và xây dựng các kế hoạch, chương trình triển khai cụ thể.Trong đó, chú trọng vào những giải pháp cốt lõi như lộ trình chuyển đổi, cơ chếtài chính hỗ trợ Nhân dân chuyển đổi phương tiện sử dụng xăng dầu sang nhiên liêụxanh, hỗ trợ lệ phí trước bạ, đăng ký...; cơ chế khuyến khích các doanh nghiệpcung ứng phương tiện xe đưa ra chế độ ưu đãi nhất khi chuyển đổi phương tiện, hỗtrợ giá...; chuẩn hóa và quy hoạch lại hệ thống trạm sạc; giải pháp liên quan đếnsử dụng pin xe điện, phòng cháy, chữa cháy với hạ tầng và tiêu chuẩn, quy chuẩnđồng bộ, hiện đại;…
Sự đồng thuận - “chìa khóa” thành công của chuyển đổi
Tại Tọa đàm “Chuyển đổi xe máy xăng ở nội đô: Vì một Hà Nôịxanh” do Báo Dân trí và Văn phòng UBND TP Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Sở Xây dựngHà Nội Đào Việt Long khẳng định, các cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đôỉphương tiện xanh hướng tới giảm ô nhiễm môi trường, sẽ được lấy ý kiến rộng rãivì “có sự đồng thuận của người dân mới thành công”.
Mặc dù tầm quan trọng của xe điện đã được khẳng định, con đườngđiện hóa giao thông tại Hà Nội đòi hỏi một cái nhìn thẳng thắn và toàn diện vềnhững thách thức đang chờ đợi. Đầu tiên và quan trọng nhất chính là tâm lý vàthói quen cố hữu của người tiêu dùng. Xe máy xăng đã trở thành một phần khôngthể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân Hà Nội suốt nhiều thập kỷ. Từviệc đi làm, đưa đón con cái, đến chuyên chở hàng hóa, chiếc xe máy chạy xăngtruyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức và thói quen di chuyển. Việc thay đổi mộtthói quen đã ăn sâu như vậy không phải là chuyện ngày một, ngày hai. Mặt khác,phần đông người vẫn còn hoài nghi, băn khoăn về xe điện như “Xe điện có đi xađược không?”, “Sạc pin mất bao lâu?”, “Tìm trạm sạc ở đâu?”, “Làm thế nào để bảođảm an toàn cháy nổ liên quan đến pin xe điện”,…
Kinh nghiệm các quốc gia đã thành công trong việc chuyển đôỉxe điện đều nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước,doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh hành động quyết liệt từ các cơ quan chứcnăng trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, thúc đẩy hợp tác công - tưtrong cung ứng sản phẩm và hạ tầng phát thải thấp, công tác truyền thông cần đượcđẩy mạnh hơn nữa để người dân hiểu rõ lợi ích của việc chuyển đổi, không chỉ vìmôi trường mà còn vì sức khỏe chính bản thân họ.
Tựu trung, để chính sách chuyển đổi sang xe điện đạt hiệu quảthực chất, Hà Nội - một đô thị đang tăng trưởng rất nhanh - cần xác định lộtrình rõ ràng, chính sách hỗ trợ sát thực tế, thúc đẩy hệ thống hạ tầng đồng bộ,an toàn, đặc biệt để đạt được sự đồng thuận từ cộng đồng đòi hỏi các chươngtrình tuyên truyền dài hơi, đối thoại cởi mở với người dân và các bên liênquan. Với quyết tâm chính trị và sự tham gia của toàn xã hội, Thủ đô có thể trởthành hình mẫu đi đầu cả nước về giao thông xanh và phát triển đô thị bền vững.
Sở Xây dựng Hà Nội đánh giá, hạ tầng trạm sạc và quy chuẩn kỹ thuật là những khó khăn, vướng mắc hiện hữu trong quá trình chuyển đổi xanh tại Thủ đô. Hiện Việt Nam đang tồn tại khoảng trống pháp lý với quy chuẩn chung về trạm sạc, chưa có quy hoạch chung về mạng lưới điện, hạ tầng trạm sạc. Việc thiếu hụt hành lang pháp lý cũng dẫn đến những bất cập như: hệ thống phát triển trạm sạc vẫn chưa theo kịp sự phát triển xe cộ; hệ thống cấp điện tại các khu dân cư hiện hữu, đặc biệt là chung cư cũ, không đáp ứng được yêu cầu về công suất nếu bổ sung thêm trạm sạc; hạn chế trong việc sử dụng trạm sạc dùng chung giữa các nhà sản xuất và các nhà cung ứng xe điện... Do đó, Sở Xây dựng đã đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan khẩn trương có ý kiến chính thức, cụ thể đối với các đề xuất về cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn trong phát triển hạ tầng trạm sạc, gửi Sở Xây dựng để tổng hợp, hoàn thiện nội dung dự thảo nghị quyết trình HĐND thành phố.
Đỗ Trang