Mẹ chồng đi du lịch, con dâu sinh mổ một mình
Ba năm trước, Tôn Linh sinh con đầu lòng bằng phương pháp mổ.
Giữa lúc cần người bên cạnh nhất, mẹ ruột lại ở xa, chồng vướng công việc, Linh chỉ còn biết trông chờ vào mẹ chồng.
Nhưng khi cô nhập viện, mẹ chồng lại chọn đi du lịch. Không hỏi han, không nhắn gửi, bà tận hưởng chuyến hành trình khắp nơi và không ngần ngại chia sẻ những bức hình ăn uống, nghỉ dưỡng lên mạng xã hội.
Giữa lúc con dâu đang đau đớn vì vết mổ, mất ngủ vì con quấy khóc, mẹ chồng lại vô tư check-in ở những điểm du lịch nổi tiếng.
Mọi cảm xúc của Linh lúc ấy từ tủi thân đến bất lực đều phải giấu kín trong lòng.
"Con ai thì người nấy chăm" – lời nói lạnh lùng khó quên của mẹ chồng
Trước sự vô tâm của mẹ, chồng Linh từng nhiều lần góp ý. Đáp lại, bà chỉ buông một câu:"Con ai thì người ấy chăm. Tôi không có nghĩa vụ phải chăm sóc con dâu và cháu."
Câu nói ấy, với Linh, như nhát dao cứa vào lòng. Không chỉ một lần, mà suốt những năm sau, cô mang theo cảm giác đơn độc khi phải tự mình chăm con, vượt qua những cơn đau hậu sản, và cả những tháng ngày khủng hoảng tâm lý sau sinh.
Không oán trách, cũng không đòi hỏi, Linh chọn cách im lặng. Cô không bao giờ nhờ vả mẹ chồng thêm bất kỳ điều gì.
Quan hệ giữa hai người lạnh nhạt như hai người dưng.
Ba năm sau, mẹ chồng lâm bệnh. Linh có qua lại thăm hỏi, mua thuốc men, nhưng không nghỉ việc để túc trực chăm sóc như bà mong muốn. Ảnh minh họa
Khi mẹ chồng bệnh, con dâu bị trách là "bất hiếu"
Ba năm sau, mẹ chồng lâm bệnh. Linh có qua lại thăm hỏi, mua thuốc men, nhưng không nghỉ việc để túc trực chăm sóc như bà mong muốn.
Lần thứ ba tới nhà, cô nghe được lời trách móc từ chính mẹ chồng: "Con dâu gì mà mẹ bệnh cũng không chịu nghỉ làm chăm sóc. Thật là vô tâm, bất hiếu."
Chồng cô cũng không bênh vợ, mà ngược lại chỉ trích: "Nếu tôn trọng bố mẹ anh, thì em đã tự nguyện chăm bà từ đầu. Mẹ không có trách nhiệm phải chăm cháu, nhưng em là con dâu, thì nên có đạo hiếu."
Lời đáp khiến mẹ chồng "đứng hình"
Trước những lời chỉ trích ấy, Linh không khóc, không phản ứng gay gắt. Cô chỉ đặt ra ba câu hỏi rõ ràng:
- Lúc con và chồng cưới, mẹ đã chi bao nhiêu cho tiền sính lễ?
- Khi con sinh mổ nằm ở cữ, mẹ đã ở đâu, làm gì?
- Ba năm con một mình chăm cháu, mẹ có từng ngó ngàng?
Rồi cô thẳng thắn: "Lúc con cần mẹ nhất, mẹ đi du lịch. Mẹ ghét cháu gái, tránh mặt không hỏi han. Vậy giờ con nên chăm sóc mẹ vì lý do gì?"
Mẹ chồng im lặng. Bà biết mình không có câu trả lời thỏa đáng.
Nghĩa vụ không thể ép buộc
Người ngoài có thể thấy Linh vô tình, nhưng ai từng trải qua hoàn cảnh ấy mới hiểu: sự vô tâm ban đầu chính là khởi nguồn cho khoảng cách lạnh lùng về sau.
Khi một người bị bỏ mặc trong lúc yếu đuối nhất, rất khó để họ quên đi và quay lại sống nghĩa tình như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Không ai ép mẹ chồng phải hoàn hảo, cũng chẳng ai mong bà hy sinh tất cả.
Nhưng trong gia đình, dù không có nghĩa vụ, một hành động nhỏ, một lời hỏi han đúng lúc cũng đủ làm ấm lòng người khác.
Nghĩa tình là chuyện hai chiều
Có lẽ, nếu ba năm trước, mẹ chồng chỉ cần ở lại vài ngày giúp con dâu nấu bữa cơm, trông cháu khi cô chợp mắt, thì hôm nay, bà đã không phải chờ mong vô vọng một sự chăm sóc từ người mà bà từng phũ phàng bỏ mặc.
Nghĩa tình trong gia đình, dù là mẹ chồng con dâu hay bất cứ mối quan hệ nào, cũng cần xuất phát từ sự tương hỗ. Không thể một bên cứ đòi hỏi, còn một bên mãi chỉ chịu đựng.
5 lời khuyên giúp cải thiện mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu
Hầu hết những lần xung đột mẹ chồng nàng dâu đều bắt nguồn từ cảm xúc tiêu cực. Ảnh minh họa
Hành động để chứng minh
Nếu bạn mới kết hôn và bắt đầu làm dâu, bạn nên nỗ lực để chứng minh mình là một nàng dâu tốt.
Bạn phải sẵn sàng, linh hoạt trong mọi tình huống. Hơn nữa, bạn cần hành động để chứng tỏ bản thân có thể sống hòa hợp với mẹ chồng, có thể xây dựng gia đình hạnh phúc.
Điều chỉnh bản thân để hóa giải xung đột
Bạn nên điều chỉnh bản thân để thích nghi với truyền thống gia đình chồng. Điều chỉnh không có nghĩa là bạn phải trở thành một người hoàn toàn khác.
Ở mỗi nơi sẽ có một phong cách sống khác nhau và tất nhiên sẽ không giống với nhà mẹ đẻ của bạn.
Hãy tôn trọng cách nấu ăn hoặc sở thích của mẹ chồng lẫn những thành viên khác trong gia đình chồng.
Ngoài ra, không chê bai, dè bỉu là bước quan trọng hàng đầu để ghi điểm với mẹ chồng.
Tránh gây tổn thương cảm xúc
Hầu hết những lần xung đột mẹ chồng nàng dâu đều bắt nguồn từ cảm xúc tiêu cực.
Thậm chí, những cuộc cãi vã xảy ra do sự vô tình và thiếu kiểm soát lời nói. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên tránh đi khi có cảm giác tiêu cực.
Đồng thời, cần cẩn trọng lời nói để tránh làm mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu thêm căng thẳng.
Tôn trọng
Tôn trọng là yếu tố hàng đầu để cải thiện mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Bạn cần tôn trọng sự khác biệt và quyền riêng tư.
Hãy thử để mẹ chồng góp ý kiến vào những vấn đề quan trọng của gia đình. Thậm chí, hãy để bà ấy thoải mái chăm sóc, vui chơi với con bạn.
Để con cái ngoài cuộc khi xảy ra mâu thuẫn
Một trong những nguyên tắc quan trọng khi giải quyết mọi mâu thuẫn là đừng đưa con cái vào câu chuyện.
Bạn nên biết rằng sống trong một ngôi nhà hạnh phúc là niềm mơ ước của mọi đứa trẻ.
Bên cạnh đó, việc lôi trẻ vào cuộc mâu thuẫn sẽ khiến trẻ ám ảnh và tạo sự rạn nứt trong tình cảm gia đình.
Tường Vy (t/h)