Công bố đối sánh phổ điểm một số tổ hợp điểm thi THPT năm 2025

Công bố đối sánh phổ điểm một số tổ hợp điểm thi THPT năm 2025
7 giờ trướcBài gốc
Thí sinh TP.HCM tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Phụ lục I là biểu đồ đối sánh phổ điểm một số tổ hợp phổ biến từ kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm 2025 và năm 2024, 2023. Điều này giúp các cơ sở đào tạo hình dung được sự phân bố điểm của các tổ hợp qua các năm.
Phụ lục II là bảng bách phân vị tổng điểm một số tổ hợp phổ biến của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sau khi được hiệu chuẩn.
Bảng này liệt kê chi tiết điểm số tương ứng với từng bách phân vị (từ 1 đến 100) cho các tổ hợp như A00 (Toán, Lí, Hóa), A01 (Toán, Lí, Anh), B00 (Toán, Hóa, Sinh), C00 (Văn, Sử, Địa), C01 (Toán, Vật lí, Ngữ văn), D01 (Toán, Văn, Anh), và D07 (Toán, Hóa, Anh).
Phụ lục III trình bày tương quan giữa điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và điểm trung bình các môn học ở bậc THPT.
Phụ lục này cung cấp dữ liệu thống kê chi tiết về điểm học tập THPT (lớp 10, 11, 12) và điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 cho từng môn học (Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế pháp luật, Tin học, Công nghệ công nghiệp, Công nghệ nông nghiệp, Tiếng Anh), bao gồm trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, độ lệch tuyệt đối trung vị, tổng số thí sinh, và đặc biệt là hệ số tương quan giữa kết quả học THPT và thi tốt nghiệp THPT.
Bảng bách phân vị tổng điểm một số tổ hợp truyền thống theo kết quả thi tốt nghiệp THPT đã hiệu chuẩn như sau:
Tương quan giữa điểm các môn thi tốt nghiệp THPT với điểm trung bình các môn học ở bậc THPT như sau:
Để triển khai hiệu quả, minh bạch, công bằng và đúng kế hoạch tuyển sinh năm 2025, Bộ GD&ĐT đề nghị các cơ sở đào tạo, trên cơ sở tham khảo đối sánh phổ điểm, bách phân vị tổng điểm một số tổ hợp truyền thống đã được hiệu chuẩn, kết hợp với các văn bản hướng dẫn của Bộ, môn chính xét tuyển của từng ngành hoặc nhóm ngành, yêu cầu đặc thù của ngành, trường và thống kê, đánh giá kết quả học tập các năm trước, chủ động xây dựng và công bố quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển theo đúng kế hoạch.
Trường hợp sử dụng kết quả từ kỳ thi riêng như đánh giá năng lực, đánh giá tư duy..., cơ sở đào tạo phải xác định tổ hợp phù hợp nhất (tổ hợp gốc) để quy đổi với kết quả kỳ thi riêng, không xây dựng quan hệ bắc cầu.
Đồng thời, cơ sở đào tạo cần thông báo rõ cho thí sinh, tuân thủ chặt chẽ trong quá trình xét tuyển và có trách nhiệm giải đáp kết quả quy đổi tương đương điểm trúng tuyển.
Ví dụ: đối với ngành X, điểm trúng tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT của tổ hợp A00 (tổ hợp gốc) là 25/30 điểm, tương ứng với điểm trúng tuyển của kỳ thi riêng là 75/120 điểm; nếu điểm trúng tuyển theo tổ hợp B00 là 24/30 thì không tiếp tục sử dụng điểm này để xác định tương ứng điểm trúng tuyển của kỳ thi riêng.
Đối với cơ sở đào tạo sử dụng kết quả học tập THPT trong xét tuyển, cần căn cứ vào dữ liệu tại Phụ lục III để xây dựng và công bố quy đổi tương đương điểm trúng tuyển, ngưỡng đầu vào cho từng chương trình, ngành, nhóm hoặc lĩnh vực đào tạo.
Đối với các cơ sở đào tạo tổ chức kỳ thi độc lập theo bài thi tổng hợp, cần xác định tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT phù hợp với đặc điểm của bài thi do đơn vị tổ chức, đồng thời khuyến cáo các cơ sở đào tạo khác có thể sử dụng. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn và hỗ trợ các cơ sở trong việc xây dựng phương án quy đổi điểm trúng tuyển tương ứng.
THÙY TRANG
Nguồn Văn hóa : http://baovanhoa.vn/doi-song/cong-bo-doi-sanh-pho-diem-mot-so-to-hop-diem-thi-thpt-nam-2025-154906.html