Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà

Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà
7 giờ trướcBài gốc
Xem video:
Sáng 13/5 (16 tháng Tư âm lịch), nhiều người dân, du khách đã tập trung về Điện Trường Bà ở thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng) để cùng tham gia Lễ hội Điện Trường Bà.
Cách đây hàng trăm năm, nhân dân ở vùng đất Trà Bồng đã cùngnhau xây dựng Điện Trường Bà để thờ phụng, tri ân công lao của Thánh mẫu ThiênY A Na - một nữ thần đã có công diệt ác, khai sơn trị thủy, phù hộ cho dân làngsức khỏe, mùa màng tốt tươi. Đồng thời, để nhớ đến công lao của 2 vị tiền nhânlà Bùi Tá Hán và Mai Đình Dõng đã có công khai hoang, dẹp loạn, lập làng andân, giúp cuộc sống nhân dân các dân tộc được an lạc, no đủ.
Điện Trường Bà ở thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng).
Theo lệ hằng năm, lễ hội Điện Trường Bà được tổ chức vào 2 kỳ chính: Lệ Xuân và Lệ Thu. Trong đó, Lệ Xuân diễn ra vào ngày 15 - 16 thángTư âm lịch, được xem là chánh lễ, quy tụ đông đảo người dân địa phương và dukhách thập phương.
Từ sáng sớm ngày khai hội, không khí trang nghiêm đã baotrùm khuôn viên Điện Trường Bà. Tiếng trống khai hội vang vọng, hòa cùng tiếngchiêng ngân nga, như lời mời gọi thành kính, thể hiện ý nghĩa sâu sắc của nhữnggiá trị văn hóa truyền thống.
Phần lễ được Ban Tế lễ thực hiện trang trọng, thể hiện lòng thành kính với Thánh mẫu Thiên Y A Na và các bậc tiền nhân.
Lệ Xuân là chánh lễ Điện Trường Bà được tổ chức vào tháng Tư âm lịch hằng năm.
Phần lễ của lễ hội được tổ chức một cách tỉ mỉ, giữ trọn vẹnsắc thái linh thiêng của một tín ngưỡng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Cácnghi lễ cổ truyền được tái hiện một cách trang trọng, từ lễ rước sắc, lễ mộcdục (tắm tượng), lễ tế ngoại đàn, lễ hiến tế, lễ tế chính điện cho đến nghi lễcuối cùng là lễ rước bà. Mỗi nghi thức đều mang những ý nghĩa sâu xa, thể hiệnkhát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, đồng thời câùmong sự phù hộ của các vị thần linh cho dân làng được bình an, làm ăn thuậnlợi.
Ông Trần Kỳ Tam- Trưởng Ban Tế lễ Điện Trường Bà, chia sẻ,lễ hội Điện Trường Bà là tín ngưỡng chung của toàn dân, không phân biệt dân tộcKinh, Cor hay các dân tộc anh em khác trong tỉnh. Lễ hội thu hút rất đông bàcon trong và ngoài tỉnh đến tham dự, cầu mong các vị thần thánh ban cho sứckhỏe, công việc phát triển.
Màn đánh trống khai hội.
Nghi thức thả chim bồ câu cầu bình an tại Lễ hội Điện Trường Bà.
Không chỉ dừng lại ở các nghi lễ trang nghiêm, lễ hội ĐiệnTrường Bà còn là một bức tranh văn hóa đa sắc màu với nhiều hoạt động văn hóa,văn nghệ và các trò chơi dân gian sôi nổi như: Thả hoa đăng, múa lân sư rồng,đấu chiêng, múa cà đáo,…
Những điệu múa uyển chuyển trên nền nhịp chiêng hùng trầm mangđậm bản sắc địa phương, cùng với các trò chơi truyền thống đã tạo nên một khôngkhí lễ hội tưng bừng, thu hút sự tham gia nhiệt tình của người dân và du khách.Chị Nguyễn Thị Kiều My, một du khách đến từ Bình Định, bày tỏ, tham gia lễ hội,tôi cầu cho gia đình được bình an, khỏe mạnh, công việc thuận lợi. Thấy lễ hôịđông vui, tôi rất phấn khởi.
Trình diễn múa rồng.
Múa lân tại Lễ hội Điện Trường Bà.
Điện Trường Bà không chỉ là một địa điểm tâm linh quan trọngmà còn là một di tích lịch sử văn hóa giá trị. Năm 2014, Điện Trường Bà vinh dựđược công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến năm 2017, Lễ hội ĐiệnTrường Bà tiếp tục được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh màĐiện Trường Bà và lễ hội mang lại cho cộng đồng.
Chính quyền địa phương huyện Trà Bồng cũng nhận thức rõ tầmquan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích và lễ hội. Phó Chủtịch UBND huyện Trà Bồng Hồ Văn Thịnh cho biết, để phát huy giá trị văn hóa ditích lịch sử, huyện đặc biệt quan tâm đến công tác xã hội hóa trong việc trùngtu, tôn tạo di tích ngày càng khang trang hơn. Chúng tôi mong muốn lễ hội sẽtiếp tục là nơi thể hiện sự đoàn kết, thống nhất của cộng đồng các dân tộc anhem.
Trình diễn múa Cà đáo của đồng bào dân tộc Cor.
Trình diễn đấu chiêng.
Các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống là một trong những điểm nhấn tại Lễ hội Điện Trường Bà.
Trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển, Lễ hội ĐiệnTrường Bà không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là một minh chứng cho sứcsống mãnh liệt của những giá trị truyền thống trong đời sống hiện đại. Lễ hôịnhắc nhở mỗi người về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc vănhóa của quê hương, đất nước. Đó là lòng biết ơn, sự đoàn kết cộng đồng và niềmtự hào về những giá trị văn hóa truyền thống quý báu, được trao truyền qua baothế hệ.
Thực hiện: T.PHƯƠNG - M.LỰC
Nguồn Quảng Ngãi : https://baoquangngai.vn/dac-sac-le-hoi-dien-truong-ba-52644.htm