Đại biểu Quốc hội: cần hướng dẫn để Nhân dân đăng ký dự thính kỳ họp Quốc hội

Đại biểu Quốc hội: cần hướng dẫn để Nhân dân đăng ký dự thính kỳ họp Quốc hội
9 giờ trướcBài gốc
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 16/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 của Quốc hội.
Đẩy mạnh thực hiện đưa công dân tham gia dự thính kỳ họp
Thảo luận về dự thảo Nghị quyết, đại biểu Quốc hội Tạ Đình Thi (Đoàn TP Hà Nội) đề nghị, đẩy mạnh hơn nữa quy định liên quan đến nội dung công dân tham gia dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội, bảo đảm sự gần gũi của Quốc hội, đại biểu với Nhân dân.
Quang cảnh thảo luận của các đại biểu Quốc hội Tổ 5 - Ảnh: Media.quochoi.vn
Đại biểu cho rằng, cần nghiên cứu chỉnh lý khoản 4, điều 5 dự thảo Nghị quyết để giao trách nhiệm cho Văn phòng Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội bố trí cho công dân dự thính kỳ họp của Quốc hội.
Dự thảo Luật quy định: công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội tổ chức để công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. "Quy định như vậy mang tính bị động, vì vậy đề nghị sửa theo hướng trước kỳ họp, Tổng thư ký Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu xem xét tổ chức cho công dân tham gia dự thính các phiên họp công khai để có tính chủ động, như thế giúp cho Quốc hội và đại biểu ngày càng gần gũi, sát dân hơn", đại biểu TP Hà Nội nhấn mạnh.
Liên quan đến nội dung này, đại biểu Thu Hà (Đoàn tỉnh Quảng Ninh) cũng đề xuất, giao cho Văn phòng Quốc hội tham mưu, hướng dẫn quy định cụ thể đối với khoản 4 "mời Nhân dân dự thính kỳ họp".
"Nên có hướng dẫn hoặc có thông tin rộng rãi để cử tri và Nhân dân có thể dự thính kỳ họp. Bởi rất nhiều đoàn, kể cả cử tri và Nhân dân của các tỉnh, trong đó có tỉnh Quảng Ninh rất mong muốn được dự kỳ họp nhưng mỗi lần một quy trình làm hướng dẫn, gần như phải có đoàn hỗ trợ mới thực hiện được" - đại biểu Thu Hà cho biết.
Đại biểu Quốc hội Tạ Đình Thi (Đoàn TP Hà Nội) tham gia thảo luận tại tổ - Ảnh: Như Ý
Cần linh hoạt thời gian thảo luận của đại biểu
Liên quan đến nội dung quy định về thời gian phát biểu thảo luận của đại biểu tại các phiên họp toàn thể quy định ở điều 18 dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn tỉnh Quảng Ninh) cho rằng, thực tế hiện nay, các phiên họp toàn thể, nếu như phiên có đông đại biểu đăng ký chỉ tập trung vào mấy phiên kinh tế - xã hội, phiên chất vấn còn các phiên khác cơ bản cũng đủ thời gian để cho các đại biểu phát biểu trong vòng 7 phút. Khi cần thiết và chủ tọa điều hành và xin ý kiến Quốc hội giảm xuống 5 phút, cách điều hành như thế là hợp lý.
"Theo tôi, không nên giảm khoảng thời gian này, vẫn nên để 7 phút. Còn trong quá trình điều hành linh hoạt nếu có nhiều ý kiến, ta điều chỉnh thành 5 phút. Cũng nên để giãn khoảng thời gian đó, còn phát biểu lần hai, gọi 5 phút, 3 phút theo yêu cầu"- đại biểu tỉnh Quảng Ninh nói.
Đại biểu Quốc hội Đoàn TP Hà Nội tham gia buổi thảo luận tổ - Ảnh: Như Ý
Còn đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà (Đoàn TP Hà Nội) bày tỏ, thời gian phát biểu như vậy không thực sự phù hợp, bởi có những luật chuyên sâu, không thể đại biểu nào cũng có thể tham gia phát biểu được nhiều nội dung.
Vì vậy, đại biểu đề xuất cơ quan soạn thảo rà soát phù hợp, có thể quy định đại biểu phát biểu theo 5 phút hoặc theo quyết định của chủ trì phiên họp, không nên quy định cứng 5 phút.
Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP Hà Nội) đề xuất nên quy định để người chủ trì linh hoạt về thời gian mỗi đại biểu phát biểu tùy theo từng nội dung của luật.
Nên cho phép đại biểu góp ý qua App của Quốc hội
Tham gia thảo luận, đại biểu Quốc hội Lê Quân (Đoàn TP Hà Nội) quan tâm đến nội dung chuyển đổi số trong hoạt động tại kỳ họp. Đại biểu kiến nghị, dự thảo Nghị quyết nên cho phép đại biểu có thể phát biểu tại hội trường hoặc gửi trên văn bản điện tử được công khai trên App của Quốc hội để các đại biểu khác nghiên cứu, tránh phát biểu trùng lặp.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà (Đoàn TP Hà Nội) - Ảnh: Như Ý
"Với thời gian phát biểu ngắn có thể chưa hết ý, hoặc có cách hiểu khác nhau, vì vậy việc đại biểu gửi bài phát biểu lên App sẽ rất tiện dụng", đại biểu Lê Quân nêu.
Cùng quan tâm đến nội dung này, đại biểu Quốc hội NguyễnTrúc Sơn (Đoàn tỉnh Bến Tre) bày tỏ, trong App của Quốc hội nên thiết kế phần đóng góp trực tiếp của đại biểu Quốc hội để khi ngồi trong hội trường, đại biểu không phát biểu được thì có thể đánh máy vào phần muốn góp ý.
Theo đại biểu Trúc Sơn, có những nội dung đại biểu tâm huyết nhưng với thời gian thảo luận không nhiều, số lượng đại biểu đông thì việc đóng góp ý kiến vào App sẽ giúp tổng hợp về Văn phòng Quốc hội hoặc Tổng Thư ký Quốc hội... điều này tăng tính hiệu quả cho cho
Vân Hà
Nguồn KTĐT : https://kinhtedothi.vn/dai-bieu-quoc-hoi-can-huong-dan-de-nhan-dan-dang-ky-du-thinh-ky-hop-quoc-hoi.706140.html