Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. (Ảnh: BÙI GIANG)
Sáng 14/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9,Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổsung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là nội dung nhận được sự quan tâmcủa các đại biểu Quốc hội và cử tri, nhân dân cả nước.
Phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên sóngphát thanh, truyền hình quốc gia.
Sửa đổi Hiến pháp năm 2013 đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới,nhất là việc sắp xếp đơn vị hành chính
Theo đại biểu Trần Quang Minh (Đoàn Quảng Bình), việc triểnkhai, thi hành Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương thời gianqua đã đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước cũng như xây dựng, bảovệ tổ quốc và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên so với thực tế hiện nay yêu cầu một bộmáy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả đòi hỏi phải xem xét các yếu tốmang tính vĩ mô, dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới, nhất là việcsáp nhập, giảm đầu mối, giải thể.
Tại Mục 3, Điều 2 của dự thảo Nghị quyết quy định: “Trường hợpđặc biệt, cho phép chỉ định nhân sự không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân giữcác chức danh lãnh đạo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã hình thành sau sắp xếp”.
Đại biểu Trần Quang Minh (Đoàn Quảng Bình) phát biểu ý kiến tại hội trường. (Ảnh: BÙI GIANG)
Theo đại biểu, đối với cấp tỉnh là phù hợp vì các tỉnh nhậplại là ngang cấp, còn đối với cấp xã không nên quy định là trường hợp đặc biệtvì trong tình hình thực tế hiện nay việc bố trí cán bộ chủ chốt của Đảng giữ chứcdanh Chủ tịch Hội đồng nhân dân, mà không là đại biểu Hội đồng nhân dân của mộttrong những đơn vị cấp xã sáp nhập sẽ là phổ biến. Bởi theo quy định của các địaphương trong cả nước hiện nay đa số chức danh Bí thư và Phó Bí thư (dự kiếnkiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân) là nhân sự ở huyện về, thậm chí ở cả tỉnh vềthì không thể là đại biểu Hội đồng nhân dân của một hay một trong số các xã sápnhập được.
Do đó, đại biểu đề nghị xem xét bỏ từ “trường hợp đặc biệt”đối với các xã, phường sau sáp nhập và có thể dùng từ “cho phép”, “được phép”hoặc “có quyền chỉ định các chức danh lãnh đạo Hội đồng nhân dân cấp xã hìnhthành sau sáp nhập mà nhân sự không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân” để phùhợp hơn trong thực tế hiện nay.
Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Thanh Hóa) cho biết, tại khoản 1Điều 110 quy định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam bao gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành chính dươítỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại biểu cho rằng, đây là một nội dung rấtquan trọng, Quốc hội thông qua sẽ là một dấu mốc có ý nghĩa lịch sử trong việcsắp xếp các đơn vị hành chính hai cấp không tổ chức chính quyền cấp huyện.
Theo đại biểu, các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương quy định như dự thảo là mở, nhưng sẽ dẫn đến cách hiểu có thểnhiều hơn một đơn vị hành chính dưới tỉnh và sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau vềcác đơn vị hành chính dưới tỉnh. Hơn nữa sẽ không phù hợp với chủ trương nhấtquán xây dựng chính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh, cấp xã) theo tinh thầnNghị quyết của Trung ương. Vì vậy, đại biểu đề nghị nên quy định cụ thể các đơnvị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương và các xã phường, đặc khu là phù hợp.
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) phát biểu ý kiến tại hội trường. (Ảnh: BÙI GIANG)
Thống nhất cao với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiếnpháp năm 2013, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng, các nôịdung sửa đổi, bổ sung lần này rất cần thiết, kịp thời phản ánh đúng yêu câùphát triển của đất nước và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa trong giai đoạn mới. Đại biểu đánh giá cao tinh thần kế thừa và phát triểncủa dự thảo Luật, đồng thời nhấn mạnh để các quy định sửa đổi thực sự phát huyhiệu lực, hiệu quả, cần có các giải pháp đồng bộ về pháp luật và tổ chức thihành.
Về vai trò của Công đoàn Việt Nam tại Điều 10, đại biểu NguyễnTâm Hùng tán thành việc hiến định rõ Công đoàn Việt Nam là tổ chức trực thuộc Uỷban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời là đại diện quốc gia trong quan hệ laođộng và công đoàn quốc tế. Tuy nhiên, để bảo đảm công đoàn thực sự phát huy vaitrò của mình, đại biểu đề nghị cần đồng thời sửa đổi toàn diện Luật Công đoànnăm 2024, quy định rõ quyền tự chủ của tổ chức công đoàn trong thương lượng tậpthể, giải quyết tranh chấp lao động, bảo đảm tính độc lập trong vai trò đại diệnquyền lợi người lao động, phù hợp với Công ước quốc tế về quyền tổ chức vàthương lượng tập thể và cam kết trong Hiệp định đối tác toàn diện, tiến bộxuyên Thái Bình Dương.
Cân nhắc việc bỏ thẩm quyền chất vấn của đại biểu Hội đồngnhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
Tại khoản 2 Điều 115 dự thảo Nghị quyết không quy định thẩmquyền chất vấn của đại biểu Hôịđồng nhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân.
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn Lạng Sơn) phát biểu ý kiến tại hội trường. (Ảnh: BÙI GIANG)
Cho ý kiến vào nội dung này, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (ĐoànLạng Sơn) nhận định, việc bỏ thẩm quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dânđối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có thể đemlại một số ưu điểm như Tờ trình dự thảo Nghị quyết. Tuy nhiên đại biểu cho rằng,chất vấn là một công cụ giám sát quan trọng nhằm bảo đảm các cơ quan nhà nướcchịu trách nhiệm giải trình trước đại biểu dân cử và Nhân dân.
"Nếu cho rằng việc chất vấn của đại biểu Hội đồng nhândân đối với Chánh án và Viện trưởng làm ảnh hưởng đến tính độc lập của tư phápthì sẽ rất khó lý giải quyền chất vấn của đại biểu đối với Chánh án Tòa án nhândân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao", đại biểu đặt vấnđề.
Cũng theo đại biểu, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dânkhông nhằm can thiệp vào nội dung xét xử hay truy tố của vụ án cụ thể, mà tậptrung vào trách nhiệm quản lý, việc tổ chức thi hành và tuân thủ pháp luật củaChánh án và Viện trưởng. Việc duy trì quyền chất vấn là cần thiết để bảo đảmtính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong hoạt động tư pháp.
Theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Tòa án nhândân và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân trình Quốc hôịthông qua tại kỳ họp này thì mô hình tổ chức của Tòa án nhân dân và Viện Việnkiểm sát nhân dân có 3 cấp: Tối cao, cấp tỉnh và khu vực. Như vậy, việc traoquyền giám sát, nhất là quyền chất vấn cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnhđối với Chánh án và Viện trưởng cấp tỉnh là phù hợp và khả thi.
Chung quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (đoàn BìnhDương) cũng đề nghị cần cân nhắc thật kỹ việc bỏ thẩm quyền chất vấn của đại biêủHội đồng nhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân vì thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sátnhân dân vẫn tổ chức theo cấp tỉnh và khu vực tại địa phương.
Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (đoàn Bình Dương) phát biểu ý kiến tại hội trường. (Ảnh: BÙI GIANG)
Đại biểu phân tích, đại biểu Hội đồng nhân dân được chất vấnđối với các cơ quan nhà nước khác trong việc thực hiện pháp luật tại địa phương,sẽ giúp cho việc thực hiện trách nhiệm giải trình trong thực hiện chính sách,pháp luật và thực thi công vụ trên địa bàn được tốt hơn; nhất là trong điều kiệncác cơ quan như: Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân hay cơ quan thuế, hảiquan… được tổ chức ở cấp tỉnh và tổ chức theo khu vực trong từng tỉnh, thành phố,mà việc thực thi nhiệm vụ của các cơ quan này có liên quan trực tiếp đến thựcthi pháp luật, đến các giải pháp thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triểnkinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh do cấp trên giao.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 điều 8 Hiến pháp năm 2013 cũng nhấnmạnh các cơ quan nhà nước phải chịu sự giám sát của Nhân dân (không có giới hạnphạm vi là cơ quan nào) mà đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ýchí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương, vì vậy các cơ quannhà nước tại địa phương chịu sự giám sát của Nhân dân thông qua chất vấn của đạibiểu là phù hợp với các quy định khác của Hiến pháp.
Nhấn mạnh thời gian qua, việc chất vấn, trả lời chất vấn tạikỳ họp Hội đồng nhân dân là một trong những hình thức giám sát hữu hiệu tronghoạt động của Hội đồng nhân dân, nhất là ở cấp tỉnh, đại biểu cho rằng, có cơ sởpháp lý và thực tiễn cần thiết kiến nghị Quốc hội xem xét, nghiên cứu mở rộng đôítượng được chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tại địa phương trong Hiếnpháp.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn thành phố Đà Nẵng) nêurõ, việc Hiến pháp không còn quy định thẩm quyền chất vấn của đại biểu Hội đồngnhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân là đingược với Nghị quyết số 27-NQ/TW về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết 27 đã nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm quyền lựcnhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cườngkiểm soát quyền lực bên trong mỗi cơ quan và giữa các cơ quan nhà nước. Nghịquyết cũng đòi hỏi: “Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả các cơ chế kiểm tra, giám sát,kiểm soát quyền lực nhà nước của Ðảng, Nhà nước và nhân dân; thực hiện đầy đủ nguyêntắc tập trung dân chủ, trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch trong từngcơ quan nhà nước”.
Do đó, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét giữ lại quy định vềthẩm quyền chất vấn của đại biểu đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Chánh ánTòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân cấp tỉnh và khu vực trong Hiếnpháp, hoặc ít nhất để ngỏ một nguyên tắc hiến định về vấn đề này, tạo cơ sở choluật chuyên ngành quy định cụ thể phù hợp với mô hình tổ chức mới.
Theo nhandan.vn