Đề xuất hai phương án tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với chủ hộ kinh doanh

Đề xuất hai phương án tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với chủ hộ kinh doanh
3 giờ trướcBài gốc
Cán bộ Bảo hiểm xã hội quận Long Biên, Hà Nội, tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội. (Ảnh: NGÂN ANH)
Hai phương án tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã xây dựng và đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật có 11 chương và 141 điều, trong đó có 56 điều, khoản, nội dung giao Chính phủ quy định chi tiết. Liên quan đến chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc có 26 điều, khoản, nội dung giao Chính phủ quy định chi tiết.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có 11 chương và 141 điều, trong đó có 56 điều, khoản, nội dung giao Chính phủ quy định chi tiết. Liên quan đến chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc có 26 điều, khoản, nội dung giao Chính phủ quy định chi tiết.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và điểm 13 của Nghị quyết số 142/2024/QH15 (sau đây gọi tắt là dự thảo Nghị định) gồm 7 chương, 44 điều. Trong đó, có một số các nội dung đáng quan tâm dưới đây.
Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Điều 3), dự thảo Nghị định đã đề xuất 2 phương án quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh quy định tại điểm m khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Theo đó, phương án 1 được đưa ra là:
a) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.
b) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này mà có đề nghị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Còn phương án 2 là chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và có đề nghị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Cùng với đó, dự thảo Nghị định quy định việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội đồng thời thuộc nhiều đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội; Quy định đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm a khoản 7 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Dự thảo Nghị định đề xuất 2 phương án quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh quy định tại điểm m khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Phương án 1:
a) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.
b) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này mà có đề nghị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Phương án 2: Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và có đề nghị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Về đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội, dự thảo Nghị định quy định chi tiết việc đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng quy định tại các điểm m, n, g và h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội, đây là các nhóm đối tượng đặc thù không có người sử dụng lao động như các đối tượng khác.
Xây dựng quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tại Điều 7, dự thảo Nghị định quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Quy định này được triển khai theo hướng trên cơ sở quy định về tiền lương theo quy định của pháp luật lao động để xác định các khoản (mức lương, phụ cấp lương, bổ sung khác) phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (đối tượng quy định tại điểm k khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội), theo quy định hiện hành thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là mức lương cơ sở. Tuy nhiên, hiện nay người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ phụ cấp do ngân sách nhà nước Trung ương khoán cho các địa phương với mức bằng từ 1,5-2 lần mức lương cơ sở. Vì vậy, dự thảo Nghị định đề xuất quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố là mức phụ cấp hằng tháng.
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng ngoại tệ trên cơ sở kế thừa quy định hiện hành.
Dự thảo Nghị định cũng xây dựng một số nội dung với các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm hưu trí và tử tuất.
Liên quan đến điều kiện hưởng lương hưu, dự thảo Nghị định đã quy định phụ lục về công việc khai thác than trong hầm lò; quy định việc xác định tuổi làm cơ sở xác định điều kiện hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt như không xác định được ngày, tháng sinh; thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, thời gian công tác tại các chiến trường B, C trước ngày 30/4/1975 và chiến trường K trước ngày 31/8/ 1989.
Dự thảo Nghị định cũng quy định mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu quy định tại khoản 3 Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Liên quan đến hưởng bảo hiểm xã hội một lần, dự thảo Nghị định quy định chi tiết để làm rõ trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 70 của Luật Bảo hiểm xã hội không bao gồm trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 1/7/2025 nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 1/7/2025; việc xác định 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Dự thảo Nghị định cũng quy định chi tiết mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần; trong đó quy định trường hợp đặc biệt trường hợp trong quá trình đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà chuyển sang làm công việc khác vẫn thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nhưng có tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn; đối với người lao động có thời gian công tác ở cấp xã và thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, dự thảo Nghị định quy định theo hướng Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ quy định tại Nghị định và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố để thực hiện. Quy định này nhằm khắc phục bất cập hiện hành, tạo thuận lợi và kịp thời trong tổ chức thực hiện.
Theo quy định hiện hành, hằng năm Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động hưởng chế độ trong năm.
Tuy nhiên, đến ngày 25/12 hằng năm, Tổng cục Thống kê mới công bố chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm. Do vậy, khi ban hành Thông tư này vừa không thể bảo đảm đúng quy trình của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời cũng không kịp thời trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động hưởng chế độ từ ngày 1/1 hằng năm.
Tính tới hết tháng 9 năm 2024, cả nước có 19,026 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội. Trong đó này, số tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 17,033 triệu lao động.
NGÂN ANH
Nguồn Nhân Dân : https://nhandan.vn/de-xuat-hai-phuong-an-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi-bat-buoc-voi-chu-ho-kinh-doanh-post846811.html