Vitamin C và các khoáng chất trong mận đen giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước các bệnh nhiễm trùng.
Dưới đây là những tác dụng nổi bật của mận đen
Ổn định đường huyết: mận đen chứa hợp chất jamboline và axit jambosine, giúp làm chậm quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu – rất tốt cho người bị tiểu đường.
Giàu chất chống oxy hóa: các anthocyanin trong mận đen giúp trung hòa các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa lão hóa da, chống viêm và phòng bệnh mãn tính như ung thư.
Hỗ trợ tiêu hóa: mận đen giàu chất xơ, giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy hoạt động của hệ vi sinh đường ruột.
Tốt cho tim mạch: các hợp chất flavonoid và kali trong mận đen giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Tăng cường miễn dịch: vitamin C và các khoáng chất trong mận đen giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước các bệnh nhiễm trùng.
Chăm sóc da: mận đen giúp da khỏe mạnh nhờ tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ kiểm soát tình trạng da nhờn và mụn.
Giúp giảm cân: mận đen ít calo, giàu nước và chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu, hỗ trợ quá trình giảm cân tự nhiên.
Cải thiện sức khỏe xương: mận đen chứa canxi, phốt pho và magiê, hỗ trợ làm chắc xương và phòng chống loãng xương.
Liều lượng khuyến nghị của mận đen
Liều lượng ăn mận đen hợp lý sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng (người khỏe mạnh, người tiểu đường, trẻ em, phụ nữ mang thai...) và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, một số khuyến nghị chung như sau:
Người trưởng thành khỏe mạnh: ăn khoảng 100–200g mận đen tươi mỗi ngày (tương đương khoảng 10–15 quả tùy kích thước).
Người bị bệnh tiểu đường: ăn khoảng 50–100g mỗi ngày (khoảng 5–10 quả nhỏ), ưu tiên ăn tươi, hạn chế các sản phẩm mận chế biến thêm đường.
Trẻ em: khoảng 50g mỗi ngày (3–5 quả nhỏ), tránh ăn quá nhiều để phòng đau bụng, tiêu chảy.
Phụ nữ mang thai: ăn 50–100g mỗi lần, 2–3 lần mỗi tuần, vì ăn quá nhiều có thể gây lạnh bụng.
Một số lưu ý quan trọng khi ăn mận đen
- Ăn sau bữa chính 30–60 phút, tránh ăn lúc bụng đói (dễ gây cồn ruột hoặc khó chịu).
- Không ăn mận đã dập nát hoặc để lâu (dễ sinh men, vi khuẩn).
- Người có tiền sử đau dạ dày, tiêu chảy, lạnh bụng nên ăn ít hoặc tránh ăn mận đen.
Cách bảo quản mận đen tươi lâu
Bảo quản trong tủ lạnh: chỉ chọn những quả còn nguyên vẹn, không dập nát, màu sắc đều. Không rửa trước khi bảo quản: nếu rửa, mận dễ bị ẩm và nhanh hỏng. Chỉ nên rửa ngay trước khi ăn. Cho mận đen vào túi lưới hoặc túi giấy, không buộc kín. Để trong ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ khoảng 4–8°C. Thời gian bảo quản: khoảng 5–7 ngày.
Ngâm nước muối loãng rồi bảo quản: ngâm mận trong nước muối loãng khoảng 3–5 phút để loại bỏ vi khuẩn. Để ráo thật kỹ rồi cho vào hộp nhựa hoặc túi zip, để trong ngăn mát. Lưu ý để mận thật khô trước khi cất vào tủ lạh để tránh ẩm mốc.
Đông lạnh mận đen: nếu muốn giữ lâu hơn (vài tháng) bạn nên rửa sạch, để ráo, sau đó bỏ hạt (nếu cần). Xếp mận thành lớp mỏng trên khay, đông cứng từng quả trước. Sau đó cho tất cả vào túi zip hoặc hộp kín, để trong ngăn đá. Khi cần ăn, chỉ cần rã đông tự nhiên hoặc xay làm sinh tố.
Ngâm đường hoặc làm siro mận đen: ngâm mận đen với đường theo tỷ lệ 1:1 hoặc 2:1 (mận : đường). Để lên men tự nhiên thành siro, có thể dùng được vài tháng nếu bảo quản trong lọ kín và để nơi mát.
Vân Lê