Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
7 giờ trướcBài gốc
Đường huyết cao bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Tăng đường huyếtlà tình trạng lượng đường trong máu tăng lên so với mức bình thường. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể sản xuất thiếu insulin hoặc có kháng thể kháng insulin.
Một người được xem là bị tăng đường huyết khi lượng đường trong máu trên 5,6 mmol/l. Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây tăng đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường
Những yếu tố có thể góp phần gây tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường gồm:
- Không dùng đủ insulin, tiêm nhầm insulin hoặc insulin hết hạn hoặc vấn đề với việc tiêm (chẳng hạn như vấn đề tại chỗ trong liệu pháp bơm insulin).
- Không tính toán lượng insulin và lượng carb nạp vào một cách chính xác.
- Lượng carbohydrate bạn tiêu thụ không cân bằng với lượng insulin mà cơ thể bạn có thể tạo ra hoặc lượng insulin bạn tiêm.
- Liều thuốc trị tiểu đường đường uống bạn đang dùng quá thấp so với nhu cầu của bạn.
- Ít hoạt động hơn bình thường.
- Hiện tượng bình minh, thường là từ 3 đến 8 giờ sáng, tình trạng này phổ biến nhất ở những người bị bệnh đái tháo đường tuýp 1, mặc dù người bị bệnh đái tháo đường tuýp 2 cũng có thể gặp phải.
5 dấu hiệu cảnh báo đường huyết tăng cao
Đi tiểu xuyên đêm
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của lượng đường trong máu cao là bạn đi tiểu nhiều hơn mức bình thường. Điều này xảy ra bởi vì khi đường (glucose) tích tụ trong máu, cơ thể sẽ cố gắng đào thải nó ra ngoài qua nước tiểu.
Mệt mỏi, thiếu năng lượng
Lượng đường trong máu thường trở nên tăng cao mạn tính vì cơ thể đã trở nên đề kháng với insulin, loại hormone giúp các tế bào sử dụng đường để tạo năng lượng. Thiếu nguồn năng lượng đó, người có lượng đường trong máu cao có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
Ảnh minh họa
Giảm thị lực
Lượng đường trong máu cao có thể làm sưng và biến dạng ống kính của mắt, gây ra hiện tượng mờ hoặc nhìn đôi. Với người bệnh tiểu đường có thể khiến các mạch máu trong võng mạc bị rò rỉ, hoặc các mạch máu mới phát triển bất thường, dẫn đến các vấn đề về thị lực.
Thường xuyên khát nước
Đường huyết cao sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Khi đi tiểu thường xuyên hơn sẽ làm mất chất lỏng trong cơ thể và lượng đường trong máu thực sự làm trôi chất lỏng ra khỏi các mô khi nó rời khỏi cơ thể. Điều đó có thể dẫn đến tăng cơn khát và uống nhiều nước hơn có thể không làm thỏa mãn cơn khát.
Luôn thấy đắng miệng
Khi lượng đường trong máu tăng cao, người bệnh thường mắc các bệnh về hệ tiêu hóa như chứng viêm dạ dày mãn tính hoặc trào ngược dịch mật, dễ bị đắng miệng. Nếu triệu chứng đắng miệng xảy ra, bạn có thể điều trị bằng thuốc, cải thiện chế độ ăn uống hoặc có thể tiến hành siêu âm, nội soi dạ dày để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Đường huyết tăng cao bao nhiêu thì cần gặp bác sĩ?
Người bệnh cần gặp bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây:
- Người bệnh bị tiêu chảy hoặc nôn mửa liên tục dù vẫn có thể ăn và uống.
- Người bệnh bị sốt kéo dài hơn 24h đồng hồ.
- Kiểm tra đường trong máu có giá trị cao hơn 240 mg/dl (13 mmol/l) mặc dù đã dùng thuốc tiểu đường.
- Người bệnh gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết trong giới hạn cho phép.
Có những dấu hiệu trên, người bệnh có bệnh lý nền nghiêm trọng (tai biến mạch máu não, bệnh tim mạch, yếu chi, lờ đờ, dấu hiệu thần kinh khu trú, mất ý thức, không thể ăn bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng nào,...) tốt nhất cần được thăm khám bác sĩ sớm để xử lý kịp thời.
M.H (th)
Nguồn GĐ&XH : https://giadinh.suckhoedoisong.vn/do-duong-huyet-chi-so-duong-huyet-bao-nhieu-thi-mac-benh-tieu-duong-172250401102834981.htm