Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
3 giờ trướcBài gốc
Ảnh minh họa.
QUY CHẾ
Quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Quy chế này quy định nguyên tắc, phương thức, nội dung và trách nhiệm
của các sở, ban, ngành cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là các sở, ngành); Ủy ban nhândân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhândân cấp huyện) và các đơn vị có liênquan tới hoạt động quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Các nội dung về quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp không quy định trong Quy chế này được thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.
2. Đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng của Quy chế này gồm:
a) Các chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp.
b) Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.
c) Các Sở, ngành,Ủy ban nhân dâncấp huyện và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý, đầu tư và hoạt động của cụm công nghiệp.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý và phương thức phối hợp
1. Nguyên tắc quản lý:
a) Quản lý cụm công nghiệp đảm bảo nguyên tắc thống nhất, tập trung, đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, không chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ.
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật; phát huy hiệu quả tối đa các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Phương thức phối hợp:
Tùy theo tính chất, nội dung công việc, trong quá trình thực hiện cơ quanchủ trì giải quyết hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan để giải quyết côngviệc theo các hình thức sau:
a) Tổ chức họp hoặc lấy ý kiến tham gia của các cơ quan phối hợp bằng văn bản.
b) Thành lập đoàn giám sát, kiểm tra thực tế, thanh tra, kiểm tra liên ngành.
CHƯƠNG II
NỘI DUNG QUẢN LÝ VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ TRÁCH
NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN
Điều 3. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách về cụm công nghiệp
1. Sở Công Thương chủ trìtham mưu xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách cóliên quan đến hoạt động quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ đầu tư cho các dưạ́n đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dâncấp huyện và các tổ chức, cá nhân có trách nhiệmtổchức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật các cơ chế, chính sách về cụm công nghiệp theo thẩm quyền.
Điều 4. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phát triển cụm công nghiệp
1. Xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp:
a) Thực hiệntheo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ).
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp phương án phát triển cụm công nghiệp để tích hợp vào quy hoạch tỉnh trong kỳ lập quy hoạch tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
2. Tổ chức thực hiện phương án phát triển cụm công nghiệp:
Sở Công Thương chủ trì tham mưu thực hiện phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Điều 5 . Điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp
1. Thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệpđể tích hợp vào quy hoạch tỉnh trong kỳ điều chỉnh quy hoạch tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Điều 6 . Thành lập , mở rộng cụm công nghiệp; điều chỉnh, bãi bỏ quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
1. Thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
a) Điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Trường hợp cụm công nghiệp nằm trên hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ) thì Ủy ban nhân dâncấp huyện có diện tích đất lớn nhất chủ trì, phối hợp các huyện còn lại trình đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
Văn bản đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức theo Biểu mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2024/TT-BCT ngày 15 tháng 8 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thươngvề việc Quy định chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp, cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước và một số mẫu văn bản về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 14/2024/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương).
c) Nội dung chủ yếu Báo cáo đầu tư thành lập, mở rộng cụm công nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
d) Trình tự thành lập, mở rộng cụm công nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Quy trình nội bộ giải quyếtthủ tục hành chính thành lập, mở rộng cụm công nghiệp thực hiện theo quy định tại Quyết định số 821/QĐ-BCT ngày 10 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực cụm công nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương; Quyết định số 1580/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
đ) Nội dung thẩm định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp được thực hiện theoĐiều 11 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
e) Nội dung của Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp theo Biểu mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2024/TT- BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
g) Đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp:
- Lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là một nội dung thẩm định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; được thực hiện trong quá trình thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện ra thông báo việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trên trang thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh và Báo Thanh Hóa, trường hợp cụm công nghiệp có từ 02 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chứctrở lên cùng đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thì thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp do Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp của tỉnh thực hiện.
- Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, gồm: Chủ tịch Hội đồng: Là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;các Phó Chủ tịch Hội đồng: Là lãnh đạo các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư;các thành viên Hội đồng: Là Lãnh đạo các đơn vị: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường; Thư ký Hội đồng (không phải là thành viên Hội đồng) là chuyên viên Sở Công Thương. Cơ quan thường trực của Hội đồng là Sở Công Thương.
- Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có trách nhiệm: Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng và Quy định về phương pháp đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; tổ chức đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
2. Điều chỉnh quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 7 . Lập, điều chỉnh Quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp
Thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 8. Thực hiện các thủ tục về môi trường của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp
1. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường/hồ sơ cấp giấy phép môi trường theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường (cấp/cấp lại/cấp đổi/cấp điều chỉnh) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh). Hướng dẫn chủ đầu tư lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;hồ sơ cấp giấy phép môi trường đối với trường hợp thuộc thẩm quyền thẩmđịnh, phê duyệt, cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 9. Thu hồi đất, cho thuê đất đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Chủ trì thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giảiphóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư (nếu có) dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn; trường hợp cụm công nghiệp có đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công được thực hiện theo quy định tại Điều 83 Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024.
2. Các Sở, ngành:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì hướng dẫn và thực hiện các thủ tục có liên quan đến thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì hướng dẫn và thực hiện ký quỹ đảm bảo khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo quy định pháp luật về đầu tưcho chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hướng dẫn thực hiện trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và trồng rừng thay thế (nếu có) cho chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
3. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp:
Bố trí kinh phí, phối hợp thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có) theo phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (nếu có) theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Điều 10. Tiếp nhận và thực hiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, phòng cháy, chữa cháy đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh vào cụm công nghiệp; thu hồi các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp
1. Tiếp nhận dự án đầu tư vào cụm công nghiệp
a) Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp tiếp nhận dự án đầu tư vào cụm công nghiệp theo quy định theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì hướng dẫn và thẩm địnhđối với thủ tục đề nghị cấp chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp theo quy định củapháp luật về đầu tư, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2.Thực hiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, phòng cháy,chữa cháy của các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp
a) Các tổ chức, cá nhân đầu tư vào cụm công nghiệp thực hiện thủ tục thuê đất, cấp giấy phép xây dựng trong cụm công nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì hướng dẫn và thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường/cấp giấy phép môi trường (cấp/cấp lại/cấp đổi/cấp điều chỉnh) thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn và thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn với đất cho nhà đầu tư thứ cấp và các nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Sở Xây dựng chủ trì hướng dẫn và thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng và các nội dung khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành.
d) Công an tỉnh chủ trì hướng dẫn, thẩm duyệt hồ sơ thiết kế, phương án phòng cháy, chữa cháy đối với dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
đ) Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì hướng dẫn và thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư (nếu có); hướng dẫn và thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng và các nội dung liên quan đến đầu tư, đấtđai, môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc theo ủy quyền, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Điều chỉnh, thu hồi các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện thủ tục điều chỉnh, thu hồi quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thực hiện kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư (nếu có) hoặc hoặc xử lý đối với các dự án đầu tư trong cụm công nghiệp vi phạm pháp luật, ngừng hoạt động hoặc không thực hiện, chậm triển khai theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Điều 11. Quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích
Quản lý các dịch vụ công cộng, tiện tích của cụm công nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 12. Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp và công tác thông tin báo cáo
1. Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Công tác thông tin báo cáo thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 14/2024/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Điều 13. Công tác thanh tra, kiểm tra
1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất hiệu quả thực hiện phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; xử lý hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý kiến nghị, vi phạm pháp luật theo quy định.
2. Các Sở ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành pháp luật về đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và các quy định khác của Nhà nước về cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện đúng nguyên tắc một năm không quá một lần, trừ các trường hợp có dấu hiệu vi phạm.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và các quy định khác về cụm công nghiệp trên địa bàn cấp huyện theo thẩm quyền.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Trách nhiệm thực hiện
1. Nội dung quản lý nhà nước về cụm công nghiệp:
Thực hiện theo Điều 28 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về cụm công nghiệp:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh:
Thực hiện quản lý nhà nước về cụm công nghiệp theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Sở Công Thương:
- Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ;
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư số 14/2024/TT- BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương và theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Các Sở, ngành cấp tỉnh và các đơn vị có liên quan:
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành đối với cụm công nghiệp theo các quy định của pháp luật và Quy chế này;
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư số 14/2024/TT- BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương và theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn được quy định tại Điều 34 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư số 14/2024/TT- BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương và theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp:
- Thực hiện đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuât cụm công nghiệp theo các quy định của pháp luật và theo quy định tại Quy chế này;
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư số 14/2024/TT- BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương và theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Các tổ chức, cá nhân hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp:
- Thực hiện đầu tư, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp theo các quy định của pháp luật và theo quy định tại Quy chế này;
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư số 14/2024/TT- BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương và theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 15. Điều khoản thi hành
1. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy chế này; căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp thực hiện.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Xem toàn văn Quyết định và Quy chế tại đây.
TS
Nguồn Thanh Hóa : http://baothanhhoa.vn/dong-gop-y-kien-vao-du-thao-quy-che-quan-ly-cum-cong-nghiep-tren-dia-ban-tinh-thanh-hoa-228304.htm