Những đứa trẻ "bị bỏ lại phía sau" - chúng là ai?
Cụm từ "trẻ em bị bỏ lại phía sau" thường đề cập đến "những đứa trẻ lớn lên ở quê hương hoặc ở quốc gia thường trú của chúng, bị bỏ lại bởi những người di cư trưởng thành chịu trách nhiệm về chúng", theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).
Một trong hai hoặc cả cha mẹ có thể để con của họ ở lại nhà với các thành viên trong gia đình, bạn bè, cộng đồng rộng lớn hơn, cơ sở chăm sóc trẻ em hoặc ở một mình. Việc để trẻ em ở lại quê hương trong thời gian ngắn hoặc dài hạn là phổ biến - đặc biệt ở các quốc gia có di cư theo mùa do nông nghiệp.
Không có ước tính toàn cầu về số lượng trẻ em "bị bỏ lại phía sau". Hơn nữa, có rất ít dữ liệu về di cư không có giấy tờ và theo mùa, và một số gia đình cũng do dự về việc báo cáo khi có thành viên sống ở nước ngoài.
Những đứa trẻ bị bỏ lại đứng xếp hàng chờ cơm trưa tại một trường làng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: Telegraph.
Theo báo cáo không nêu thời điểm của UNICEF, theo một vài ước tính quốc gia hiện có, hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới có khả năng bị ảnh hưởng: Ở Philippines, khoảng 27% trẻ em (khoảng 9 triệu) có ít nhất cha hoặc mẹ sống ở nước ngoài, trong khi ở Kyrgyzstan, tỉ lệ này ít nhất là 10% (259.000 trẻ em). Trẻ em cũng bị ảnh hưởng khi cha mẹ chúng di cư trong nước, thường là để theo đuổi các cơ hội làm việc ở các thành phố. Ví dụ, ở Trung Quốc, cả cha và mẹ của 22% dân số trẻ em (hoặc 61 triệu trẻ em) đã di cư đến các khu vực đô thị.
Trong khi đó, bài viết tháng 1.2023 của Sixth Tone chỉ ra, ở Trung Quốc năm 2020, có hơn 130 triệu trẻ em có cha mẹ di cư. Điều đó có nghĩa là các quyết định về việc di cư của gia đình ảnh hưởng đến 40% trẻ em Trung Quốc.
Tin tốt là tỉ lệ các gia đình di cư có trẻ em "bị bỏ lại phía sau" ở Trung Quốc đã giảm dần trong thập kỉ qua, từ khoảng 70% năm 2010 xuống còn 50% vào năm 2020.
Nỗi lòng của những đứa trẻ "bị bỏ lại"
Trong số những đứa trẻ bị bỏ lại nông thôn ấy, câu chuyện của cô bé Thạch Phụng Minh đặc biệt khiến người ta đau xót khôn nguôi. Câu chuyện của em đã được Đài NHK (Nhật Bản) quay thành thước phim tài liệu "Dòng sông khô cạn" (tạm dịch) lấy đi nước mắt vô số người.
Khi thước phim được bắt đầu quay, Thạch Phụng Minh chỉ mới 12 tuổi, đang học lớp 6 nội trú ở ngôi trường làng có 367 học sinh, trong đó hết 80% em là trẻ bị bỏ lại nông thôn.
Thành tích học tập của học sinh trường này không được tốt lắm, nhiều em chỉ lén chơi điện thoại, thậm chí còn thường xuyên xảy ra đánh nhau, khiến giáo viên vô cùng đau đầu.
Trong ngôi trường này, Thạch Phụng Minh như một sự tồn tại cô độc. Các bạn chung phòng xa lánh em, nói em bẩn thỉu, đầu có chấy, thậm chí không muốn nằm ngủ cạnh em. Giáo viên phê bình em tự ti, không hòa đồng, không biết hòa nhập cùng các bạn.
Trong buổi tổng vệ sinh, các bạn tụ thành nhóm vừa cười nói vừa lau cửa sổ, nhưng ống kính chỉ quay được hình bóng đơn độc của em, một tấm lưng nhỏ bé đang cố gắng làm tròn nhiệm vụ được giao.
12 tuổi, là tuổi ăn tuổi chơi, nhưng "hoạt động giải trí" của em chỉ là cúi mặt làm bài tập, mệt rồi thì đi vài vòng sân trường. Một mình, cũng vì thế mà em bị người ta nói đã mắc chứng tự kỷ.
Một lần nọ, giáo viên đến thăm nhà, họ đã thấy rõ sự u tối trong cuộc đời của cô bé Thạch Phụng Minh. Ngoài sự đơn độc ít nói, còn có cái nghèo bủa vây lấy cuộc sống của em.
Em được ông bà nội nuôi lớn, nhưng một người 70 tuổi, người kia 78 tuổi, chăm sóc bản thân còn chưa nổi chứ nói gì đến chăm nom đứa trẻ.
Ông bà cho cháu gái đến trường bằng tiền bán lúa bán trấu, trong nhà đến cả 10 NDT (hơn 33 nghìn đồng) tiền mặt còn không có, cho cháu 5 NDT (hơn 15 nghìn đồng) tiền tiêu vặt mỗi tuần khó như lên trời.
Thật ra, Thạch Phụng Minh còn một đứa em trai. Nhưng vì cũng là đứa trẻ bị bỏ lại nông thôn được ông bà nuôi nấng, khi cô bé 4 tuổi, em trai 2 tuổi đã bị đuối nước vì vô tình rơi xuống hồ trong thôn.
Con chết, bố mẹ cãi nhau, trách cứ hai người già ở nhà "không biết chăm sóc cháu", cuối cùng hai vợ chồng cũng đã ly hôn. Kể từ đó, họ không hề gửi về nhà một đồng nào, xem như con gái không còn tồn tại.
Cũng vì vậy, trên chặng đường lớn lên của Thạch Phụng Minh, bố mẹ dường như đã trở thành hai từ bình thường, những cái tên lạ lẫm nơi phương trời xa.
Thạch Phụng Minh như một sự tồn tại cô độc.
Lớn lên trong hoàn cảnh này, Thạch Phụng Minh dần hình thành nên tính cách cô độc, né tránh đám đông, tự thu mình.
Em dùng dây gai bao bọc trái tim, từ chối thổ lộ tiếng lòng ra thế giới bên ngoài, đồng hành với em là ánh mắt mơ hồ trong lớp học và những lần nhìn chằm chằm vào khoảng không.
Chỉ khi nhìn vào dòng nhật ký, chúng ta mới hiểu được suy nghĩ thật sự của cô bé. Em viết:
"Mình rất ngưỡng mộ những ai có bố mẹ, ngưỡng mộ lắm, những lần tự ti của mình cũng nhiều hơn".
"Mỗi khi ở một mình, trái tim như cái hố không đáy, lúc nào cũng có tâm sự không thể nói hết".
"Chỉ cần có ai đó đứng trước mặt, trái tim mình như dòng sông khô cạn, thốt ra những lời nói dối".
Em chỉ có một chú chó con làm bạn. Em viết: "Nó rất dễ thương, lại ngoan. Chỉ cần mình huýt sáo một tiếng, nó sẽ chạy lại".
Thế nhưng khi đoàn làm phim đến thăm nhà, họ không thấy chó con đâu, sau đó mới biết "nó đã bị chia đôi, một phần cho thầy giáo, một phần cho ông bác".
Đối diện trước ống kính, Thạch Phụng Minh vẫn cười thật tươi, nhưng ánh mắt đảo đi nơi khác đã bán đứng em.
Trên thường nhà có dòng chữ ghi ước mơ của em: "Đậu đại học, báo hiếu cho ông bà nội". Khi trước ống kính, em nói rằng học hết tiểu học sẽ nghỉ, ước mơ kia chỉ là giả mà thôi.
Em nói: "Con chỉ thích bản thân thôi, chỉ nói cho mình nghe, không muốn kể cho người khác". Khi được đạo diễn hỏi em có nhớ bố mẹ không, em trả lời: "Không hận cũng không nhớ".
Hai con người đứt ruột sinh em ra đã sớm trở thành người dưng nước lã.
Em nói khi lớn lên chỉ muốn làm người sống được ngày nào hay ngày đó. Người quay phim hỏi em vì sao không muốn sống tốt hơn, em chỉ nói: "Con có thể sống tốt hơn sao? Con còn có thể làm gì được nữa?".
Mỗi câu em nói ra đều khiến người khác phải ngậm ngùi suy nghĩ, không cách nào đáp lại.
Những đứa trẻ bị bỏ lại ở các làng quê Trung Quốc, thường được ông bà chăm sóc.
Bi kịch của những đứa trẻ bị bỏ lại
Đã gần 10 năm sau vụ 4 anh chị em ở khu nghèo khó thuộc tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) uống thuốc độc tự tử vì bị cha mẹ bỏ rơi gây rúng động dư luận.
Theo Sixth Tone, thảm kịch ấy đã tạo nên mối lo về hàng triệu "đứa trẻ bị bỏ lại" - con em của những lao động nhập cư tại thành phố lớn.
Cha mẹ rời quê đi làm ăn xa, những đứa trẻ này bị bỏ lại vùng nông thôn, thường do các thành viên khác trong gia đình coi sóc.
Câu chuyện ở Quý Châu là trường hợp cực đoan, song các nhà nghiên cứu mô tả những đứa trẻ bị bỏ lại là "nạn nhân vô vọng của cuộc di cư trong thời kỳ cải cách".
Nhiều luồng ý kiến về thực trạng cha mẹ bỏ đi làm ăn xa như trẻ em thiếu sự chăm sóc, dễ tổn thương và gặp vấn đề tâm lý, gián tiếp phá vỡ giá trị gia đình.
Nhưng thay vì giúp giải quyết hoặc kêu gọi sự chú ý đến vấn đề cơ bản trong việc nuôi dạy con cái của người di cư, các định kiến trên lại góp phần tạo ra một vòng luẩn quẩn, khiến gia đình và những đứa trẻ trở nên tự ti hơn.
Theo UNICEF, cụm từ "trẻ em bị bỏ lại phía sau" phải được sử dụng một cách thận trọng, tránh kì thị trẻ em có người chăm sóc đã di cư, phác họa sai về những người chăm sóc khi "ra đi" để chu cấp cho con cái, hoặc tạo ấn tượng rằng, những đứa trẻ này nhất thiết phải chịu những tác động tiêu cực về cảm xúc hoặc tâm lí.
Đối với hầu hết các bậc cha mẹ, ra đi để chu cấp cho gia đình là một lựa chọn khó khăn nhưng hợp lí.
Hàng triệu trẻ em bị "bỏ lại phía sau" bởi cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ di cư để tìm việc làm, tiếp tục học tập hoặc tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn.
Điều này có tác động tới sự phát triển, tình trạng kinh tế, cơ hội và hạnh phúc của trẻ từ bất lợi tới có lợi và phần lớn có thể chịu ảnh hưởng từ những quyết sách đúng đắn.
Mối liên hệ giữa phúc lợi trẻ em, chính sách lao động và di cư cần được thiết lập rõ ràng để đảm bảo trẻ em "bị bỏ lại phía sau" có thể phát huy hết tiềm năng của mình.
Những trẻ em có cha mẹ đi làm ăn xa thường thấu hiểu sự hy sinh và kìm nén khao khát đoàn tụ, cố gắng học tập để đền đáp công ơn của phụ huynh.
Đã gần 6 năm sau vụ 4 anh chị em ở khu nghèo khó thuộc tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) uống thuốc độc tự tử vì bị cha mẹ bỏ rơi gây rúng động dư luận. Theo Sixth Tone, thảm kịch ấy đã tạo nên mối lo về hàng triệu "đứa trẻ bị bỏ lại" - con em của những lao động nhập cư tại thành phố lớn.
Cha mẹ rời quê đi làm ăn xa, những đứa trẻ này bị bỏ lại vùng nông thôn, thường do các thành viên khác trong gia đình coi sóc. Câu chuyện ở Quý Châu là trường hợp cực đoan, song các nhà nghiên cứu mô tả những đứa trẻ bị bỏ lại là "nạn nhân vô vọng của cuộc di cư trong thời kỳ cải cách".
Nhiều luồng ý kiến về thực trạng cha mẹ bỏ đi làm ăn xa như trẻ em thiếu sự chăm sóc, dễ tổn thương và gặp vấn đề tâm lý, gián tiếp phá vỡ giá trị gia đình. Nhưng thay vì giúp giải quyết hoặc kêu gọi sự chú ý đến vấn đề cơ bản trong việc nuôi dạy con cái của người di cư, các định kiến trên lại góp phần tạo ra một vòng luẩn quẩn, khiến gia đình và những đứa trẻ trở nên tự ti hơn.
Gu Xiaorong - nhà nghiên cứu thuộc National University of Singapore's Asia Research Institute - cho rằng những định kiến xuất phát từ các sự việc đau lòng song theo nghiên cứu, các tình huống tương tự không phổ biến. Có rất ít bằng chứng về việc giảm sút thành tích học tập hay rối loạn tâm lý ở những đứa trẻ bị bỏ lại.
Một nghiên cứu do Đại học Bắc Kinh và Đại học California (Mỹ) đồng thực hiện cho thấy mặc dù các gia đình di cư bị chia cắt về mặt vật lý, họ vẫn nguyên vẹn về mặt xã hội, và quyết định làm việc xa nhà thực sự cho thấy cam kết mạnh mẽ hơn của cha mẹ đối với phúc lợi của con cái.
Cụm từ “trẻ em bị bỏ lại phía sau” phải được sử dụng một cách thận trọng, tránh kì thị trẻ em có người chăm sóc đã di cư, phác họa sai về những người chăm sóc khi “ra đi” để chu cấp cho con cái.
Theo nghiên cứu do nhóm của Gu Xiaorong thực hiện, trái với quan niệm phổ biến rằng cha mẹ đi làm xa ít có thời gian và tâm sức để quan tâm đến kết quả học tập của con, thực tế cho thấy những phụ huynh này có phong cách giáo dục lấy con cái làm trung tâm. Họ coi việc hỗ trợ, chăm sóc và giáo dục con là điều tối quan trọng.
Giống như những phụ huynh thuộc tầng lớp trung lưu ở thành thị, các bậc cha mẹ nhập cư từ nông thôn mong muốn con mình trở thành người đạt thành tích cao trong học tập và có tương lai tươi sáng. Sự chênh lệch lớn nhất giữa họ là về kinh tế.
"Khoảng cách trong sự phát triển của thanh thiếu niên Trung Quốc không nằm ở việc họ được sống cùng cha mẹ nhiều hay ít. Khoảng cách thực sự nằm ở kiểu môi trường họ lớn lên: nông thôn hay thành thị", Gu Xiaorong nhận định.
Những trẻ em có cha mẹ đi làm ăn xa thấu hiểu sự hy sinh của cha mẹ và nỗ lực học tập.
Trong 40 gia đình tham gia nghiên cứu của nhóm Gu Xiaorong, đa số các em nhỏ do ông bà chăm sóc. Dù sức khỏe yếu, không quen với cách học hiện đại, nhiều ông bà vẫn làm việc chăm chỉ để chăm sóc cháu, lấp đầy khoảng trống khi thiếu vắng cha mẹ, hoặc đơn giản giúp kết nối cha mẹ ở xa với con nhỏ ở nhà.
Những ông bà có trình độ sẽ dạy cháu học. Một đứa trẻ tham gia khảo sát cho biết ông của em là một cán bộ thôn về hưu, đã dạy cho em rất nhiều chữ Hán trước khi cháu đi học.
Con cái của những gia đình này có xu hướng kìm nén niềm khao khát về việc đoàn tụ và ổn định, thấu hiểu hơn cho sự hy sinh và cố gắng của cha mẹ. Quan trọng hơn, các em phấn đấu để thành công trong học tập như một cách đáp lại sự hy sinh của cha mẹ.
Đối với những người đã tận mắt chứng kiến cảnh cha mẹ họ vất vả ở thành phố, nhận thức về sự hy sinh và lòng biết ơn càng tăng cao.
Một học sinh lớp 5 ở tỉnh Hồ Nam bật khóc khi mô tả về chuyến thăm cha mẹ ở Quảng Châu.
"Ở đó rất nóng và cha mẹ em sống trên tầng cao nhất. Lúc nào mọi người cũng đổ mồ hôi và việc tắm rửa là vô ích. Em nhận ra tại sao cha mẹ nghiêm khắc và đặt ra những tiêu chuẩn cao cho việc học của con đến vậy", cậu nói.
Những cha mẹ di cư từ nông thôn lên thành thị ở Trung Quốc rất kiên cường, tự chủ và cam kết vì sự thành công của con cái, không chỉ vì tương lai của con mà vì lợi ích của cả gia đình.
Gu Xiaorong cho rằng mọi người nên ngừng đổ lỗi cho các phụ huynh về những bất cập và tập trung thực hiện cải cách chính sách một cách hệ thống.
Thư Di (t/h)