Giáo sư, tiến sĩ khoa học Hoàng Xuân Sính sinh năm 1933 ở làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội (nay là P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy), bà là nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam, cống hiến trọn đời cho giáo dục. Sinh ra ở thời kì đất nước còn chiến tranh và nhiều khó khăn, thế nhưng giáo sư Hoàng Xuân Sính đã có tư tưởng vượt thời đại. Trở thành thạc sĩ Pháp là 1 việc vô cùng khó khăn nhưng bà đã làm được ở tuổi 26. Năm 1960, giữa lúc con đường khoa học của bà đang rộng mở, bà đã chọn trở về Việt Nam và làm trưởng bộ môn toán học của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Khi ấy, cả trường chỉ có 1 tiến sĩ duy nhất là GS. Nguyễn Cảnh Toàn, bà Sính đã phải dìu dắt, bổ túc và giúp đỡ các sinh viên đồng thời tự mày mò để làm luận án tiến sĩ.
Giáo sư Hoàng Xuân Sính hồi còn trẻ.trên bìa 1 trang báo.
Tháng 7/1975, GS. Nguyễn Xuân Sính bảo vệ luận án tiến sĩ thành công tại Đại học Paris 7 dưới sự hướng dẫn của ‘thiên tài toán học thế kỷ 20’ Alexander Grothendieck. Bà là người đầu tiên của Việt Nam ra nước ngoài bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về toán học.
giáo sư Hoàng Xuân Sính (ngoài cùng bên trái) và thầy giáo hướng dẫn luận án tiến sĩ của mìnhAlexander Grothendieck (đứng giữa).
Sau khi trở về Việt Nam, bà đã thành công mở trường đại học dân lập đầu tiên của Việt Nam - Trung tâm ĐH dân lập Thăng Long (nay là Trường đại học Thăng Long) với học phí mỗi sinh viên phải đóng là 10kg gạo. Ngoài ra, bà Sính từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: đại biểu Quốc hội khóa VII (năm 2004); Phó chủ tịch Đoàn chủ tịch MTTQ Việt Nam khóa VI (năm 2004), Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (nhiệm kỳ 1987 - 1992). Hiện nay, ở tuổi ngoài 90, bà Sính vẫn giữ thói quen dậy sớm, tập thể dục, đọc báo tiếng Việt, tiếng Pháp để nắm bắt tin tức, xu hướng đào tạo trong nước và thế giới. Ngoài ra, bà vẫn miệt mài nghiên cứu khoa học.
Sở dĩ giáo sư Hoàng Xuân Sính có 1 tư tưởng hiện đại, đam mê nghiên cứu bởi bà được sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học. Cụ tổ của bà là Cụ Hoàng Quán Chi từng thi đỗ Thái Học Sinh, là người khai khoa của huyện Từ Liêm xưa, làm quan đến chức Thượng thư thẩm hình viện. Tên của cụ được đặt cho 1 con đường ở phường Dịch Vọng Hậu hiện nay.
Tiếp nối truyền thống, thế hệ đời sau của cụ Hoàng Quán Chi liên tục có nhiều học giả, danh nhân nổi tiếng, tiêu biểu là cụ Hoàng Thúc Hội (1870 - 1938), cũng chính là ông nội của GS.TS Hoàng Xuân Sính. Cụ đỗ Cử nhân khoa Bính Ngọ (1906), nhưng không ra làm quan, cụ có bài thơ được khắc vào bia đá ở đền thờ Hai Bà Trưng (Hà Nội).
Tiếp nối truyền thống, hai người con của cụ Hội cũng là những nhà trí thức có đóng góp rất lớn cho văn hóa dân tộc thời bấy giờ. Con trai lớn, Hoàng Thúc Trâm (bút danh Hoa Bằng) (1902-1977) – bác ruột của bà Hoàng Xuân Sính, là nhà nghiên cứu văn học và sử học nổi tiếng. Con thứ 2 của cụ Hội là ông Hoàng Thúc Tấn (1912 – 1986) - cha của bà Hoàng Xuân Sính là nhà kinh doanh sợi có tiếng ở Hà Nội. Ông là người đồng sáng lập báo Thanh Nghị (trong số người sáng lập có GS Vũ Đình Hòe, GS Hoàng Xuân Hãn...). Đây là một trong ba tờ báo xuất bản hợp pháp được đọc nhiều nhất tại miền Bắc Việt Nam vào giai đoạn đặc biệt này.
Không dừng lại ở đó, kỹ sư Nguyễn Văn Phúc (1916-1995) – cậu ruột của bà Hoàng Xuân Sính, là Việt kiều Pháp giúp nước nhà sản xuất máy bay TL-1- chiếc máy bay "made in VietNam" đầu tiên.
Gia đình giáo sư Hoàng Xuân Sính.
Không phụ lòng của cha ông đi trước, con cháu của giáo sư Hoàng Xuân Sính cũng đều chọn con đường giảng dạy, cống hiến cho khoa học, giáo dục nước nhà. Hiện nay, trong gia đình, ngoài bà Sính là GS thì con dâu của bà là Trần Thị Ngọc Lan (65 tuổi) cũng là nữ PGS - TS đầu tiên trong ngành thanh nhạc đã để lại rất nhiều dấu ấn cho nền âm nhạc nước nhà.
Cháu nội duy nhất của GS Sính là chị Trương Nhật Hoa (32 tuổi) là 1 tiến sĩ. Cô tốt nghiệp bằng cử nhân Kinh tế tại Học viện quản lý Singapore, thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường ĐH Nice Sophia Antipolis (nay là ĐH Côte D'azur (Pháp)), tiến sĩ Kinh tế phát triển tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Gia đình Giáo Sư, Tiến Sĩ Khoa Học Hoàng Xuân Sính là một minh chứng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa trí thức, cống hiến và tinh thần học thuật. Họ không chỉ tạo ra những giá trị quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu mà còn truyền cảm hứng và đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội và nền văn hóa quốc gia. Thành tựu và sự cống hiến của gia đình bà là một niềm tự hào lớn và là tấm gương sáng cho những ai đang theo đuổi con đường học vấn và nghiên cứu.
Theo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo