Ngày 19/7, Giải đấu siêu cấp - AI thúc đẩy mọi ngành nghề (sau đây gọi tắt là "Giải AI siêu cấp") do Chính quyền Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tổ chức được ra mắt tại Nam Ninh.
Sự kiện thu hút sự tham gia của đại diện các bộ ngành, trường đại học trọng điểm, viện nghiên cứu, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp nổi tiếng, quỹ đầu tư cùng các đại sứ ASEAN tại Trung Quốc.
Với chủ đề xuyên suốt “AI Quảng Tây - AI Trung Quốc - AI ASEAN”, giải đấu được tổ chức theo mô hình hợp tác “chính quyền – doanh nghiệp – nhà trường”, nhằm xây dựng một sân chơi AI mang tầm quốc tế, tính chuyên nghiệp cao và hướng đến ứng dụng thực tiễn.
Giải đấu năm nay được thiết kế với nhiều điểm mới nổi bật. Trước hết, giải mở rộng đối tượng tham gia đến mọi cá nhân và tổ chức tại Trung Quốc và các quốc gia ASEAN. Từ doanh nghiệp lớn, startup, viện nghiên cứu cho đến các nhà phát triển cá nhân, tất cả đều có thể đăng ký mà không bị giới hạn bởi tiêu chí hay điều kiện nào.
Đặc biệt, ban tổ chức khuyến khích thành lập các đội thi liên kết với các nước ASEAN, không đặt ra rào cản tham gia, hình thành cơ cấu đa dạng xuyên khu vực, xuyên ngành nghề.
Giải đấu “AI siêu cấp” do Chính quyền Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tổ chức ra mắt tại thành phố Nam Ninh.
Nội dung thi đấu cũng được xây dựng phong phú và đa dạng, chia thành ba loại hình thi đấu để đáp ứng nhu cầu của các nhóm tham gia khác nhau.
Thứ nhất là Giải đổi mới ứng dụng “Đột phá tình huống” tập trung tìm kiếm giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong 17 ngành then chốt như ô tô, giáo dục, văn hóa – du lịch.
Thứ hai, Giải đề bài công nghiệp "Treo bảng chiêu hiền", tập trung vào các vấn đề then chốt cản trở phát triển công nghiệp, công bố các "đề bài" cụ thể, nhằm đột phá một loạt vấn đề công nghệ điểm nghẽn;
Thứ ba là Giải thử thách toàn dân "AI Sáng tạo Cộng đồng", tập trung khơi dậy sự tham gia tích cực của công chúng vào ứng dụng AI, mở rộng đối tượng tham gia, khám phá các kịch bản tương lai nơi AI thúc đẩy mọi ngành nghề.
Cơ cấu giải thưởng cũng là điểm nhấn đáng chú ý. Bên cạnh các giải tổng hợp như “Doanh nghiệp tiềm năng vượt trội”, “Doanh nghiệp AI tiêu biểu”, “Kỳ lân tương lai hướng tới ASEAN”, ban tổ chức còn thiết lập hệ thống giải chuyên đề theo từng lĩnh vực cụ thể. Cách thiết kế này giúp đánh giá chính xác hơn hiệu quả ứng dụng, giá trị đổi mới cũng như mức độ đóng góp kinh tế – xã hội của từng dự án tham gia.
“Giải AI siêu cấp” tại Quảng Tây không chỉ là cuộc thi công nghệ, mà còn là nền tảng hợp tác sáng tạo mới giữa Trung Quốc và ASEAN trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo.
Không chỉ dừng lại ở việc tổ chức thi đấu, giải còn tạo ra hệ sinh thái liên kết chặt chẽ giữa đổi mới công nghệ, nguồn vốn đầu tư và khả năng triển khai thực tế. Các chuyên gia hàng đầu từ doanh nghiệp lớn, các tổ chức đầu tư cùng tham gia từ giai đoạn thiết kế cho đến sau giải đấu, giúp đảm bảo tính thực thi cao cho những ý tưởng xuất sắc.
Các dự án nổi bật sẽ được giới thiệu tại Hội chợ CAEXPO - một sự kiện kinh tế – thương mại lớn giữa Trung Quốc và ASEAN, đồng thời được hỗ trợ ưu tiên triển khai tại Quảng Tây, tạo điều kiện để chuyển hóa thành năng suất thực tế.
Giải đấu cũng gây ấn tượng với hội đồng giám khảo quy tụ nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực khoa học – công nghệ toàn cầu. Bảy thành viên chủ chốt gồm: Bí thư Đảng ủy Đại học Đồng Tế, Viện sĩ Viện Hàn lâm Kỹ thuật Trung Quốc Trịnh Khánh Hoa; Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông Trung Quốc, Viện sĩ Nước ngoài của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ Thẩm Hướng Dương; Viện sĩ Viện Hàn lâm Kỹ thuật Singapore, Giáo sư danh xưng Đại học Công nghệ Nanyang Văn Dũng Cương; Phó Chủ tịch Liên đoàn Công thương Toàn quốc Trung Hoa, Chủ tịch Tập đoàn QI-ANXIN Tề Hướng Đông; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công trình Quốc gia về Xử lý Thông tin Ngôn ngữ và Tiếng nói, Chủ tịch Tập đoàn iFLYTEK Lưu Khánh Phong; Đối tác Đầu tư của HongShan Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung hòa Carbon HongShan Lý Tuấn Phong; Chủ tịch Nhân Dân Nhật báo điện tử, Giám đốc Phòng thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia về Nhận thức Nội dung Truyền thông Diệp Trăn Trăn, đã tham dự lễ khởi động để chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về trí tuệ nhân tạo, thắp lửa động cơ đổi mới cho "Giải AI siêu cấp" của Quảng Tây.
Đồng thời, tại 7 thành phố bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Thâm Quyến, Đặc khu hành chính Hồng Kông của Trung Quốc, Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia), các đại diện đến từ các viện nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp nổi tiếng cũng đã tham gia lễ khởi động “Giải AI siêu cấp”.
Hội đồng không chỉ bảo đảm tính công tâm và chuyên môn cho giải đấu, mà còn mang đến tầm nhìn chiến lược về vai trò của trí tuệ nhân tạo trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
Với quy mô và thiết kế toàn diện, “Giải AI siêu cấp” tại Quảng Tây không chỉ là một cuộc thi công nghệ, mà còn là nền tảng hợp tác sáng tạo mới giữa Trung Quốc và ASEAN trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo.
Từ đầu năm nay, Quảng Tây nắm bắt cơ hội phát triển trí tuệ nhân tạo, kết nối hiệu quả các nguồn lực và thị trường trong nước và quốc tế, đã công bố danh sách 16 kịch bản mở cho hành động "AI+", điều phối thực hiện hành động xúc tiến đầu tư ngành "AI+" tại Quảng Tây, tích cực xây dựng một loạt sản phẩm thông minh tiêu biểu và kịch bản ứng dụng kiểu mẫu trên lĩnh vực chuyên sâu, thúc đẩy việc tập trung triển khai các dự án sản phẩm và dịch vụ đổi mới trí tuệ nhân tạo nhỏ nhưng đặc sắc, nhỏ nhưng đẹp mắt và nhỏ nhưng tinh tế, kỳ vọng hợp tác với các nước ASEAN để cùng nhau tạo ra một tương lai tươi sáng trong thời đại trí tuệ nhân tạo, đạt được cùng có lợi, cùng thắng và cùng phát triển.
Cẩm Lai