Bất động sản phía Tây Hà Nội phát triển mạnh mẽ sau khi thành phố mới được hình thành.
Thực tế quan sát, các năm gần đây, khu vực phía Tây Hà Nội đã và đang được tập trung ưu tiên đầu tư mạnh mẽ với hệ thống hạ tầng linh hoạt và đồng bộ. Cùng với các tuyến đường giao thông lớn đã hình thành như: Đại lộ Thăng Long, đường 32, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, trục đường hướng tâm Tố Hữu - Lê Văn Lương..., đây còn là nơi "đón sóng" đầu tư khi tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài (đoạn từ đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm, đến vị trí ranh giới Khu đô thị mới Dương Nội, quận Hà Đông).
Hơn nữa, tuyến Vành đai 3.5 hay dự án Vành đai 4 đã bước vào giai đoạn triển khai, dự kiến đi vào hoạt động năm 2027. Đây là 2 dự án trọng điểm của thành phố Hà Nội, góp phần thay đổi diện mạo khu vực phía Tây và kết nối các tuyến đường Bắc - Nam.
Không chỉ có hệ thống giao thông thuận tiện, hạ tầng xã hội tại khu vực phía Tây cũng phát triển mạnh mẽ với hàng loạt điểm trường học, bệnh viện, trung tâm văn hóa - thể thao, công viên hiện đại… mọc lên nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Đáng chú ý là Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (tọa lạc tại Km6+500 đại lộ Thăng Long) liên tục thu hút đông đảo lượt tham quan trong thời gian gần đây.
Một yếu tố quan trọng nữa là theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô sẽ có 2 thành phố trực thuộc là thành phố khoa học và đào tạo Hòa Lạc và thành phố phía Bắc (bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh). Ngoài ra, Hà Nội đề xuất nghiên cứu hình thành thêm 2 thành phố: Thành phố du lịch ở khu vực Sơn Tây - Ba Vì và thành phố sân bay phía Nam ở Phú Xuyên - Ứng Hòa khi có sân bay thứ hai vùng Thủ đô.
Như vậy, riêng khu vực phía Tây có đến 2 thành phố mới, đây sẽ là lực đẩy rất mạnh cho thị trường bất động sản khu vực này trong tương lai.
Bên cạnh đó, sự dịch chuyển các sở, ban, ngành về khu vực phía Tây đã tạo nên địa điểm tập trung của hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước, từ đó hình thành làn sóng dịch chuyển an cư về phía Tây thành phố của lượng lớn cán bộ, công chức nhà nước, chuyên gia nước ngoài, lao động chất lượng cao… Do đó, làn sóng "Tây tiến" càng làm gia tăng nhu cầu nhà ở tại khu vực, góp phần giúp thị trường bất động sản phía Tây Hà Nội càng trở nên sôi động.
Minh chứng cho sức hút của thị trường bất động sản tại phía Tây, giai đoạn 2022-2023, nhiều quý liên tiếp, căn hộ phía Tây Hà Nội áp đảo về nguồn cung và giao dịch. Trong đó, các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy luôn dẫn đầu thị trường về thị phần với khoảng 30% toàn thị trường. Đồng thời, đây là khu vực có nguồn cung văn phòng lớn nhất Thủ đô, với 50% thị phần, tương đương 873.700m2, số liệu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.
Từ cuối năm 2023, cửa ngõ phía Tây đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ với sự xuất hiện hàng loạt dự án lớn từ các "đại gia" bất động sản. Trong số đó, phải kể đến dự án Lumi Hanoi của nhà phát triển bất động sản CapitaLand Development Việt Nam.
Phối cảnh dự án Lumi Hà Nội, tọa lạc tại vị trí mặt tiền Đại lộ Thăng Long, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm.
Ngay từ những ngày đầu ra mắt, dự án Lumi Hanoi đã tạo sức nóng đặc biệt tới thị trường bất động sản Hà Nội, thu hút đông đảo sự quan tâm không chỉ từ các nhà đầu tư mà cả người mua nhà ở thực. Yếu tố chính khiến dự án trở nên hấp dẫn có thể kể đến lợi thế vượt trội về vị trí, cơ sở hạ tầng giao thông, chất lượng sản phẩm đẳng cấp, cùng tầm nhìn bền vững của chủ đầu tư.
Giới chuyên gia đánh giá, tốc độ tăng giá của căn hộ phía Tây Hà Nội cũng cao hơn các khu vực khác trung bình từ 7-15% và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt nhờ hưởng lợi từ đòn bẩy hạ tầng. Như vậy, Lumi Hanoi đang là một dự án sở hữu nhiều tiềm năng tăng giá trong khu vực.
Một dự án đáng chú ý khác cũng đến từ nhà CapitaLand Development, đó là The Senique Hanoi. Dự án đang được xem là ngôi sao mới của thị trường bất động sản phía Đông Thủ đô. Nhờ tầm nhìn chiến lược, dự án này cũng sở hữu vị trí thuận lợi, dễ dàng kết nối với hạ tầng giao thông bài bản, đón đầu xu hướng giao thông hiện đại trong tương lai gần khi nằm kế cận ga metro số 8.
Trác Vân