Theo đó, Hoàng thúc Lý Long Tường là tổ của họ này. Cụ thể, Lý Long Tường lớn lên trong thời điểm nhà Lý suy vong và được dần thay thế bởi nhà Trần, người này đã cùng tôn thất nhà Lý vượt biển sao Cao Ly (Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay) để lánh nạn truy sát.
Dòng họ Lý
Sau đó, Lý Long Tường được vua Cao Ly phong tước hiệu, thực ấp, khi 80 tuổi. Ở độ tuổi này, ông vẫn cùng nhân dân Cao Ly đánh bại 2 cuộc xâm lăng của Mông Cổ. Từ đó, dòng họ Lý Hoa Sơn phát tích, dẫu vậy những con cháu của dòng họ này vẫn hướng về nguồn cội của mình ở Việt Nam.
Vào tháng 3.1994, 1 người Hàn Quốc ở độ tuổi tứ tuần đã quỳ, bái lạy trước sân rồng Đền Đô,làng Báng nay thuộc P.Đình Bảng, TP.Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Điều này khiến người dân nơi đây vô cùng bất ngờ. Tuy nhiên, sau đó ai nấy vỡ lẽ khi biết đây là ông Lý Xương Căn - hậu duệ ời thứ 31 của hoàng thúc Lý Long Tường. Được biết, vị doanh nhân Hàn Quốc này cũng là người có công thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác Hàn - Việt.
Dựa trên sử liệu ở cả Hàn Quốc và Việt Nam thì Lý Long Tường là con thứ bảy của vua Lý Anh Tông (thời gian trị vì từ năm 1138 - 1175). Ông cũng là em trai của Lý Cao Tông (trị vì từ năm 1176 - 1210) và là chú vua Lý Huệ Tông (trị vì từ năm 1211 - 1225).
Theo đó, từ xa xưa ở làng Báng nay thuộc tỉnh Bắc Ninh đã có lời sấm truyền: “Bao giờ rừng báng hết cây, Tào Khê hết nước Lý nay lại về”. Tưởng chừng như câu nói này đã rơi vào quên lãng thì gần 800 năm sau ngày tôn thất Lý vượt biển lánh nạn, thì những người con hậu duệ nhà Lý đã trở về với cội nguồn - nơi hơn 1000 năm trước đã sinh ra Thủy tổ Lý Công Uẩn.
Theo Thời báo văn học nghệ thuật