Theo di nguyện, chiều 26/4, Giáo hoàng Francis đã được yên nghỉ tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả (Basilica di Santa Maria Maggiore) ở Rome, nằm cách Quảng trường Thánh Peter (Tòa thành Vatican) khoảng 6 km.
Linh cữu Giáo hoàng Francis được đặt trên chiếc Popemobile để rước từ Tòa thánh Vatican đến nơi an táng. Các quan chức cho biết đoàn rước di chuyển với tốc độ đi bộ để hàng nghìn người trên các đường phố của Rome được nhìn linh cữu Giáo hoàng lần cuối. Sau đó nghi lễ an táng diễn ra riêng tư, hạn chế số người tham dự.
Đoàn xe tang đưa Linh cữu Giáo hoàng tới Vương cung thánh đường Đức Bà Cả. Ảnh: Getty
Linh cữu Giáo hoàng Francis được đưa vào trong Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Ảnh: Reuters.
Ngôi mộ khắc chữ “Franciscus” – tên Latinh của ngài – cùng với bản sao cây thánh giá sắt mộc mạc mà ngài từng đeo suốt đời. Ảnh: Vatican News
Lễ tang của Giáo hoàng Francis
Trước đó, lễ tang chính thức bắt đầu lúc 10h địa phương (15h ngày 26/4 giờ Hà Nội). Theo công bố của cảnh sát Italy, khoảng 40.000 người tập trung tại Quảng trường Thánh Peter ở Vatican để dự lễ tang Giáo hoàng Francis, người qua đời hôm 21/4/2025, thọ 88 tuổi.
Tính cả những người tập trung tại các khu vực xung quanh Quảng trường Thánh Peter, Vatican cho biết khoảng 250.000 người đã dự lễ tang Giáo hoàng Francis.
Người dân đến tham dự lễ tang Giáo hoàng Francis tại Quảng trường Thánh Peter, Vatican. Ảnh: Getty
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng phu nhân đến dự lễ tang. Ảnh: Getty
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến dự lễ tang. Ảnh: Getty
Vatican cho biết thêm rằng có 130 phái đoàn, trong đó có 55 nguyên thủ, 14 lãnh đạo chính quyền và 12 quốc vương đang trị vì đến dự lễ tang. Cùng với Tổng thống Mỹ Donald Trump còn có Tổng thống Argentina, Pháp, Đức, Italy, Philippines, Ba Lan, Ukraine; thủ tướng Anh và New Zealand; cùng nhiều thành viên hoàng gia châu Âu.
Toàn cảnh lễ tang Giáo hoàng Francis tại Quảng trường Thánh Peter khi các nghi thức bắt đầu. Ảnh: AFP
Linh cữu Giáo hoàng Francis. Ảnh: Anadolu
Với tinh thần giản dị thể hiện suốt cuộc đời, Giáo hoàng Francis đã phá vỡ truyền thống cổ xưa bằng cách từ chối việc an táng trong 3 lớp quan tài (gồm gỗ bách, chì và gỗ sồi) như thông lệ. Thay vào đó, thi hài ngài được đặt trong một chiếc quan tài gỗ lót kẽm.
Các hồng y mặc áo đỏ từ khắp thế giới đã tụ họp để nói lời từ biệt Giáo hoàng Francis. Ảnh: Getty
Hồng Y Giovanni Battista Re (trái) – người chủ trì tang lễ - ban phép lành cho linh cữu của Giáo hoàng. Ảnh: AFP
Cảm xúc của tín đồ tại tang lễ Giáo hoàng Francis. Ảnh: Getty
Tùng Dương