Hành trình nỗ lực vì bình đẳng giới tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Hành trình nỗ lực vì bình đẳng giới tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi
một giờ trướcBài gốc
Đại biểu tham quan triển lãm giới thiệu các hoạt động của Dự án 8
Nguồn video: Ban Dân tộc - Tôn giáo, TƯ Hội LHPN Việt Nam
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là một chính sách quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đồng thời củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" là nỗ lực không ngừng vì bình đẳng giới và chăm lo, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Mục tiêu của Dự án 8 không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức, thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xóa bỏ những tập tục có hại đối với phụ nữ, trẻ em mà còn hướng đến việc chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số tại các địa bàn đặc biệt khó khăn.
Sau 4 năm triển khai Dự án 8, tại 40 tỉnh thuộc địa bàn Dự án được cấp ngân sách từ Trung ương đã tập trung vào đẩy mạnh thực hiện các nội dung cụ thể như: tuyên truyền, vận động thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; tổ chức các hoạt động đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số và nâng cao năng lực thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị và già làng/trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng.
Tính đến hết tháng 10/2024, 4/9 chỉ tiêu cốt lõi của Dự án 8 đã vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn 1 như "Tổ truyền thông cộng đồng", "Củng cố/thành lập mới Địa chỉ tin cậy", "Nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị", CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi"1; 15/40 tỉnh đạt và vượt một số chỉ tiêu, như: Hà Giang, Bắc Giang, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thanh Hóa... góp phần cải thiện rõ rệt nhận thức về các vấn đề bất bình đẳng giới, từ đó tác động tới hành động của các cấp, các ngành liên quan và người dân tại các địa bàn Dự án.
Dự kiến đến tháng 12/2025, các cấp Hội tiếp tục nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu của Dự án với: 8/9 chỉ tiêu sẽ đạt/hoặc vượt kế hoạch giai đoạn; dự kiến 1 chỉ tiêu không đạt đó là "Hỗ trợ 500 tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, Hợp tác xã do Phụ nữ làm chủ/tham gia quản lý ứng dụng khoa học công nghệ" do địa bàn dự án đa phần là vùng đặc biệt khó khăn không có/hoặc có rất ít mô hình sẵn có đáp ứng được yêu cầu để hỗ trợ như mục tiêu đề ra.
Hải Yến
Nguồn Phụ Nữ VN : https://phunuvietnam.vn/hanh-trinh-no-luc-vi-binh-dang-gioi-tai-vung-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-2024111510265549.htm