1. Hòa Bình từng được sáp nhập với tỉnh nào?
Phú Thọ
0%
Hà Nam
0%
Hà Tây
0%
Ninh Bình
0%
Chính xác
Từ năm 1975 đến năm 1991, Hà Tây và Hòa Bình từng được sáp nhập thành một tỉnh là Hà Sơn Bình. Khi hợp nhất, tỉnh Hà Sơn Bình có khoảng 1,9 triệu người người với 21 huyện, 3 thị xã. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hà Đông. Đến tháng 8/1991, tỉnh Hà Sơn Bình được giải thể để tái lập tỉnh Hà Tây và Hòa Bình, đồng thời trả thị xã Sơn Tây và 5 huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất về tỉnh Hà Tây quản lý.
2. Dân tộc nào chiếm số lượng lớn nhất ở Hòa Bình?
Kinh
0%
Thái
0%
Mường
0%
Tày
0%
Chính xác
Theo thống kê, dân số của Hòa Bình có trên 850.000 người, trong đó đông nhất là dân tộc Mường chiếm khoảng 63% tổng số dân toàn tỉnh. Dân tộc đứng thứ hai về số lượng dân cư ở Hòa Bình là người Kinh với gần 28%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; còn lại là các dân tộc khác.
3. Hòa Bình có nhà máy thủy điện lớn thứ mấy Việt Nam?
1
0%
2
0%
3
0%
4
0%
Chính xác
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1994 cho đến khi kỷ lục này bị phá vỡ bởi Nhà máy thủy điện Sơn La, khánh thành năm 2012.
Thủy điện Sơn La hiện là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á với công suất 2.400 MW, được xây dựng tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Công trình có tổng mức đầu tư khoảng 60.000 tỷ đồng, sản lượng điện trung bình hàng năm hơn 10 tỷ kWh và đảm nhiệm chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ. Trong khi đó, sản lượng điện hàng năm của nhà máy Thủy điện Hòa Bình là 8,16 tỷ kWh.
4. Dòng sông nào có cả 3 nhà máy thủy điện lớn?
Sông Rào Trăng
0%
Sông Cả
0%
Sông Đà
0%
Sông Mã
0%
Chính xác
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, sông Đà là phụ lưu lớn nhất trong hệ thống sông Hồng. Ba nhà máy thủy điện trên dòng sông Đà gồm Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu có tổng công suất 6.000MW, là chuỗi nhà máy trên một dòng sông lớn nhất Đông Nam Á và đóng góp 30% sản lượng điện quốc gia.
Sông Đà bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Bảo thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Đà với lãnh thổ Việt Nam ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Sông Đà chảy từ Lai Châu qua các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.
5. Vật gì ở thủy điện Hòa Bình sẽ được công bố vào năm 2100?
Camera giám sát
0%
Bức thư bí mật
0%
Khối thuốc nổ
0%
Lựu đạn
0%
Chính xác
Một bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau sẽ được mở vào ngày đầu tiên của năm 2100. Trước đó, trong những năm 1981-1982, công trình thủy điện Hòa Bình bước vào giai đoạn khẩn trương. Thông lệ ở Liên Xô và nhiều nước trên thế giới, trước khi ngăn sông, những người xây dựng thường viết một bức thư và bỏ vào một chiếc chai hoặc lọ thủy tinh đậy kín rồi chôn vào thân đập.
Họ hy vọng, hàng trăm năm sau nếu con đập không còn, hậu thế sẽ biết công trình này đã được xây dựng như thế nào, khó khăn vất vả ra sao để có nguồn điện cho đất nước. Ý tưởng này được Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười khi đó là Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình, ủng hộ.
Sau khi bàn bạc, lãnh đạo Tổng công ty Xây dựng Thủy điện Hòa Bình quyết định đặt bức thư đó vào lòng khối bê tông trong khuôn viên nhà máy. Nội dung lá thư được giao cho một cán bộ viết chữ đẹp chép lại thành hai bản tiếng Việt và tiếng Nga.