Hoa giấy 'đực' và hoa giấy 'cái' khác nhau như thế nào? Trồng hoa giấy mà không biết điều này bảo sao chỉ tốt lá

Hoa giấy 'đực' và hoa giấy 'cái' khác nhau như thế nào? Trồng hoa giấy mà không biết điều này bảo sao chỉ tốt lá
một ngày trướcBài gốc
Hoa giấy đực, hoa giấy cái?
Dân gian thường dùng từ "cái" quy định cho những loại có đặc tính sinh sôi nhanh, to, tròn và từ đực chỉ những loại dài, gầy chậm sinh sản, sinh sản ít hoặc không sinh sản. Thế nên nói về cây trồng, củ quả người ta cũng quy định đực, cái như một cách gọi, cách hiểu quen thuộc chứ không phải mang tính chất kiến thức chuẩn sinh học.
Bởi thế người ta nói củ khoai to tròn là củ khoai cái, củ khoai dài, nhỏ là củ khoai đực. Và cây trồng cũng tương tự, cây nào ít hoa hoặc có hoa mà không đậu được trái so với cây khác cùng loại thì là cây đực, cây nào nhiều hoa, đậu nhiều trái thì là cây cái.
Trồng cây hoa giấy, chúng ta cũng thường thấy có nhà có cây hoa giấy nở hoa rực rỡ che hết cả lá, thậm chí không thấy chiếc lá nào. Còn có cây hoa giấy lá xanh um tùm, lác đác được vài bông hoa bị che khuất bởi lá.
Bạn có biết không có cây đực cây cái mà do chăm sóc chưa đúng (Ảnh minh họa)
Thực chất về đặc tính sinh học không có phân biệt cây hoa giấy đực, hoa giấy cái. Việc cây hoa giấy nở nhiều hoa hay ít hoa chủ yếu là do cách chăm sóc và điều kiện môi trường.
Cách để hoa giấy ra nhiều bông
Muốn cây hoa giấy nở nhiều hoa thì chỉ cần áp dụng mấy mẹo sau đây:
Ngăn ngừa nuôi lá, kích ra hoa
Cây hoa giấy tốt lá thì sẽ ít hoa. Lỗi này thường là do chăm bón thừa dinh dưỡng, thừa nước không đúng với đặc trưng của loại cây hoa giấy. Do đó nếu bạn đang có một cây hoa giấy tốt lá mà không thấy hoa thì làm như sau:
- Tuốt vợi lá: Tuốt vợi lá là cách để hạn chế dinh dưỡng lên nuôi lá thì sẽ kích ra hoa.
- Cắt cành: Nếu chúng đang quá tốt hãy cắt trọc đi để lên mầm mới để giảm dinh dưỡng nuôi lá.
- Xới gốc: Bạn có thể xới một phần gốc nhằm đứt vợi phần rễ một bên cây để giảm dinh dương lên nuôi lá.
- Khoanh vỏ cây: Dùng dao cắt một khoanh vỏ để ngăn chặn nguồn dinh dưỡng lên nuôi lá hoặc dùng dây thép xiết chặt vào gốc.
- Giảm nước: Giảm tưới nước giúp cây hoa giấy giảm nuôi lá. Xiết nước là thực hiện theo cách hạn chế nước, bạn ngừng tưới nước khoảng 5 ngày rồi lại tưới một lần, sau đó lại xiết nước khoảng 5 ngày... Xiết nước là một kỹ thuật để cây hoa giấy nở hoa.
Ánh sáng
Đặc trưng của cây hoa giấy là ưa nắng, càng nắng càng nhiều hoa, hoa càng đẹp. Do đó bạn cần chú ý di chuyển cây hoa giấy tới nơi có nhiều nắng nhất. Mỗi ngày cây hoa giấy cần ít nhất 6 tiếng phơi nắng. Dân gian có câu hoa giấy dại nắng ý nói hoa này càng nhiều nắng càng tốt. Ở những nơi nhiều nắng như ven biển, Tây Nguyên, miền Nam bạn sẽ gặp những cây hoa giấy tự nhiên không chăm sóc nhiều mà vẫn nhiều hoa là vì chúng có nhiều nắng.
Đất trồng cây hoa giấy
Hoa giấy không yêu cầu cao về dinh dưỡng nhưng để cây cảnh phát triển tốt và ra hoa nhiều hơn, bạn cần chú ý một số điều dưới đây: Hoa giấy là loài cây dương tính, thích môi trường ấm áp, thời gian sinh trưởng tối ưu là từ 18 đến 28 độ C. Bạn cần chọn đất vườn hơi chua trộn với phân chuồng hoai mục, đất mốc lá, đất lá thông là cây cảnh sẽ phát triển rất nhanh. Đất trồng phải đủ để chôn sâu bộ rễ của cây hoa giấy thì cây mới khỏe và ra hoa nhiều.
Theo Thương Hiệu và Pháp Luật
Nguồn Doanh Nghiệp : https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/hoa-giay-duc-va-hoa-giay-cai-khac-nhau-nhu-the-nao-trong-hoa-giay-ma-khong-biet-dieu-nay-bao-sao-chi-tot-la/20250107112746994