Hồi chuông cảnh báo nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Hồi chuông cảnh báo nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật
8 giờ trướcBài gốc
Tuy nhiên, đã có nhiều hệ lụy xảy ra khi họ “tiếp tay” choviệc quảngcáo sai sự thật về sản phẩm. Những sự việc này đang gióng lên hôìchuông cảnh báo về việc lạm dụng sự ảnh hưởng, nổi tiếng tham gia vào quảngcáo, gây bức xúc trong dư luận.
Từ muôn mặt mạo danh...
Mới đây, nhà báo Lại Văn Sâm đã lên trang Facebook cá nhân(có dấu tích xanh xác nhận chính chủ) để thông báo bị một tài khoản giả mạo sửdụng hình ảnh của mình nhằm quảng cáo cho sản phẩm thuốc bổ mắt khiến nhiêùkhán giả mắc bẫy. Hàng loạt bài viết về một sản phẩm thuốc phục hồi mắt vơíthông tin sai sự thật như: Lại Văn Sâm từng quảng cáo thuốc này trong mộtchương trình của VTV; mẹ Lại Văn Sâm phục hồi mắt nhờ sử dụng thuốc... Thao táctìm kiếm đơn giản, đánh tên Lại Văn Sâm, đã hiện ra gần chục trang mạng xã hôịsử dụng tên và hình ảnh của cựu MC nổi tiếng một thời của Đài Truyền hình ViệtNam với nhiều mục đích khác nhau: Diễn giả truyền cảm hứng, quảng cáo thuốcnam, bình luận giải trí...
“Có quá nhiều kẻ mạo danh tôi với mục đích xấu. Tôi chưa baogiờ và không bao giờ quảng cáo cho bất kỳ sản phẩm, nhãn hàng nào. Đề nghị mọingười tỉnh táo, tránh mắc lừa kẻ gian”, nhà báo Lại Văn Sâm nhắn nhủ trên trangcá nhân.
Nghệ sĩ Nhân dân Lan Hương cho biết thường xuyên bị các nhãn hàng lợi dụng hình ảnh để quảng cáo. Ảnh do nhân vật cung cấp
Không chỉ nhà báo Lại Văn Sâm mà nhiều nghệ sĩ cũng bị mạodanh, bị lập trang Facebook giả mạo tên tuổi và hình ảnh để bán hàng, quảng cáotrục lợi. Nghệ sĩ Nhân dân Lan Hương cho biết, chị đã nhiều lần đăng lên trangcá nhân (có tên là NSND Lan Hương Bông) nói về việc mình bị một số nhãn hàng lơịdụng hình ảnh để quảng cáo.
Theo đó, các nhãn hàng ngang nhiên cắt ghép hình ảnh của chịvới những sản phẩm không rõ nguồn gốc. “Có hôm tôi ở nhà, một người bạn gọi điệnhỏi rằng, dùng vitamin này tốt không, thấy Lan Hương quảng cáo cho nhãn hàngnày, tôi mới biết người ta dùng hình ảnh của mình. Sau khi tôi đóng phim “Sốngchung với mẹ chồng”, họ còn dùng hình ảnh bà mẹ chồng trong phim quảng cáo chocác sản phẩm như: Nấm lim xanh, mỹ phẩm, quần áo... Tôi rất bức xúc vì chuyệnnày”, nghệ sĩ Lan Hương chia sẻ.
Hồi chuông cảnh báo
Dư luận không ít lần bất bình trước thực tế một số nghệ sĩ,người nổi tiếng quảng cáo tràn lan các sản phẩm, dịch vụ không rõ nguồn gốc xuấtxứ, không đúng sự thật mà chính họ lại chưa từng trải nghiệm. Đến khi vỡ lở,công chúng quay lưng, nhiều nghệ sĩ “nước mắt rơi” và cúi đầu xin lỗi.
Sau khi nhận quyết định xử phạt hành chính từ Cục Phátthanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do saiphạm trong hoạt động quảng cáo sản phẩm sữa sai sự thật, với tổng số tiền phạtcủa hai người hơn 100 triệu đồng, biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo (tênthật là Nguyễn Thanh Vân) đã lên tiếng xin lỗi đến những người tin tưởng và nóikhông với quảng cáo.
Thông tin thêm về trường hợp người nổi tiếng bị xử lý vì viphạm quảng cáo sai sự thật, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó cục trưởng Cục Phátthanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, trong quá trình xácminh, biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo đã cung cấp tài liệu có liên quantới các cơ quan chức năng, cho thấy đã có hành vi quảng cáo không đúng với cácnội dung sản phẩm đã được công bố.
Ví dụ, MC Vân Hugo quảng cáo nếu uống loại sữa đó trong vòng3-6 tháng sẽ tăng được 3-5cm chiều cao, tuy nhiên không có tài liệu nào chứngminh hiệu quả của sản phẩm này. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, đó lànhững vi phạm phổ biến, trong đó có quảng cáo vượt quá công dụng gây nhầm lẫn vềchất lượng sản phẩm. Về vấn đề này, những người nổi tiếng nói riêng và nhữngngười tham gia quảng cáo nói chung đều phải rút kinh nghiệm, khi nhận bất kỳ hợpđồng quảng cáo nào của các nhãn hàng phải kiểm tra kỹ các giấy phép liên quan,về nội dung, kịch bản quảng cáo có vượt ra ngoài công dụng, tính năng thành phầncủa sản phẩm đó hay không.
PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Ủy ban Văn hóa và Xã hội củaQuốc hội cho rằng, một khi sản phẩm đó có sai phạm, nghệ sĩ không thể chối bỏtrách nhiệm dù chỉ “đọc kịch bản”.
Theo ông, vấn đề nghệ sĩ, người nổi tiếng tham gia quảng cáosai sự thật không chỉ là câu chuyện của thị trường, mà là câu chuyện của lươngtâm, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân trong thời đại truyền thông số.Nghệ sĩ không chỉ làm nghề để thỏa mãn đam mê cá nhân, mà còn là người địnhhình xu hướng tiêu dùng, truyền cảm hứng sống và ảnh hưởng trực tiếp đến hànhvi xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Vì thế, họ không thể xem nhẹ mỗi lời giới thiệu,mỗi câu quảng cáo của mình, bởi đằng sau đó là hàng trăm nghìn, thậm chí hàngtriệu người hâm mộ đang tin tưởng và làm theo. Do đó, nếu sản phẩm đó sai phạm,nghệ sĩ không thể chối bỏ trách nhiệm.
Đến lúc mạnh tay xử lý
“Chấm dứt tình trạng người nổi tiếng, người có ảnh hưởngtrên mạng không hiểu biết về sản phẩm, không kiểm chứng nội dung quảng cáo vẫntham gia quảng bá sản phẩm vì thù lao, lợi nhuận”, đây là một trong những nôịdung trong công văn mới đây của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tinđiện tử gửi các đơn vị hoạt động truyền hình, các báo và đài phátthanh-truyền hình, các doanh nghiệp, nhãn hàng yêu cầu tuân thủ quy định phápluật về quảng cáo thuốc chữa bệnh, sữa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Cùng với đó, danh tiếng và trách nhiệm của nghệ sĩ một lần nưãđược đặt ra khi mới đây, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảngcáo đã đề xuất bổ sung quy định quản lý hoạt động của người chuyển tải sản phẩmquảng cáo có tầm ảnh hưởng. Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cưúchính sách và phát triển truyền thông (IPS) đồng tình với việc Luật Quảng cáođang được sửa đổi theo hướng tăng nặng mức xử phạt đối với nghệ sĩ, người nôỉtiếng, người có tầm ảnh hưởng quảng cáo lố, sai sự thật.
Theo ông Nguyễn Quang Đồng, xử phạt hành chính nhữnghành vi lợi dụng tầm ảnh hưởng của mình để quảng cáo sai sự thật, quảng cáo lố,gây thiệt hại cho người tiêu dùng sẽ không giải quyết được gốc rễ. Do chế tài xửphạt hành chính bao giờ cũng thấp hơn nhiều so với lợi nhuận mà hành vi vi phạmmang lại nên không có tác dụng răn đe. Nhiều nước trên thế giới thường khôngdùng cơ chế hành chính để giải quyết những vụ việc này, mà phải là tòa án vàquan hệ thương mại thông qua kiện tụng.
Chấn chỉnh thực trạng này, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật Quảng cáo đã đề xuất siết chặt quản lý hành vi của người chuyểntải sản phẩm quảng cáo là người có tầm ảnh hưởng theo quy định tại Luật Bảo vệngười tiêu dùng, hoặc những người sở hữu tài khoản mạng xã hội trên nền tảng xuyênbiên giới có số lượng người theo dõi, đăng ký từ 500.000 người trở lên (KOL).
Cụ thể, dự luật quy định, người quảng cáo phải có hợp đồng bằngvăn bản với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và phải được tổ chức,cá nhân đó đồng ý, xác nhận vào nội dung quảng cáo trước khi thực hiện. Khiđăng tải ý kiến, cảm nhận về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội,người quảng cáo phải có bằng chứng cụ thể về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15-5-2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15-5 đến 15-6-2025. Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, bổ sung chế tài xử lý những cơ quan đề nghị quảng cáo, cơ quan thực hiện việc quảng cáo, những cá nhân, nghệ sĩ, người nổi tiếng lợi dụng uy tín của mình để có hành vi quảng cáo sai sự thật, nhất là trên mạng xã hội.
Theo qdnd.vn
Nguồn Điện Biên Phủ : https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/van-hoa/hoi-chuong-canh-bao-nghe-si-nguoi-noi-tieng-quang-cao-sai-su-that