Khám phá 'Bản giao hưởng của Làn gió mới'

Khám phá 'Bản giao hưởng của Làn gió mới'
8 giờ trướcBài gốc
Hồ Núi lửa (tên thường gọi Hồ Tây) - miệng núi lửa cổ nằm giữa xã Đức Lập mang vẻ đẹp thơ mộng với hệ sinh thái nước ngọt đa dạng
Tuyến 2 “Bản giao hưởng của Làn gió mới” gồm 15 điểm dừng chân đặc sắc, trải dài qua nhiều xã ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Mỗi điểm đến là một “nốt nhạc” trong bản giao hưởng sống động của thiên nhiên và con người.
Đó là núi lửa Băng Mo, cầu Sêrêpốk, buôn văn hóa Ê đê, vườn Xoài, các pha phun trào bazan, rừng Cao su, Di tích Đồi 722 - Đắk Sắk, Nhà ngục Đắk Mil, hồ Núi lửa, núi lửa Nâm Gle, Di tích đường Trường Sơn, điểm bắt liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh, thác Lưu Ly, thiền viện Trúc Lâm Đạo Nguyên, vườn Ca cao.
Những ngôi nhà dài truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê Kpă tại các buôn ở xã Cư Jút - nơi cư trú lâu đời bên dòng sông Sêrêpốk
Không chỉ mang giá trị địa chất độc đáo, tuyến 2 còn là hành trình khám phá sự giao thoa văn hóa giữa các cộng đồng cư dân từ nhiều vùng miền. Nơi đây ghi dấu bước chân của những “làn gió mới” - tri thức, kỹ thuật và tinh thần khai phá - hội tụ, hình thành nên một vùng đất năng động, trù phú và bền vững.
Nhờ điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt từ đất bazan núi lửa và nguồn nước ngầm dồi dào, xoài Đắk Gằn, xã Đắk Mil nổi tiếng với chất lượng vượt trội, trở thành cây trồng chủ lực của địa phương
Trên hành trình khám phá tuyến 2 “Bản giao hưởng của Làn gió mới”, du khách có cơ hội trải nghiệm sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, tạo nên một bản nhạc sống động của “làn gió mới”. Đây không chỉ là một chuyến đi khám phá mà còn là cơ hội để tìm hiểu về sự đa dạng sinh học và văn hóa của vùng đất Tây Nguyên.
Với cảnh quan hài hòa, kết hợp giữa quá khứ và hiện tại, giữa con người và thiên nhiên, “Bản giao hưởng của Làn gió mới” là một lát cắt sống động trong bức tranh toàn cảnh Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, mở ra tiềm năng phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn di sản.
Mẫn Doanh
Nguồn Lâm Đồng : https://baolamdong.vn/kham-pha-ban-giao-huong-cua-lan-gio-moi-382029.html