Khi nào nên bật đèn cảnh báo nguy hiểm trên xe?

Khi nào nên bật đèn cảnh báo nguy hiểm trên xe?
7 giờ trướcBài gốc
Đèn cảnh báo nguy hiểm là gì?
Đèn cảnh báo nguy hiểm là hệ thống đèn nháy cùng lúc cả đèn xi-nhan trái và phải để báo hiệu xe đang gặp tình huống khẩn cấp hoặc nguy hiểm cho phương tiện khác.
Theo sách hướng dẫn sử dụng xe, đèn cảnh báo nguy hiểm nên luôn được sử dụng sử dụng khi xe gặp sự cố phải dừng/đỗ trên đường. Đèn sẽ báo cho các lái xe khác biết xe bạn là mối nguy hiểm giao thông, nhắc nhở họ chú ý quan sát, chủ động tránh để không xảy ra va chạm.
Chức năng của đèn khẩn cấp trên ô tô thường được sử dụng để báo hiệu xe đang gặp sự cố: Hỏng máy, nổ lốp, hết xăng…; Báo hiệu tăng khả năng nhận biết trong điều kiện thời tiết xấu: mưa lớn, sương mù dày; Hoặc thông báo nguy hiểm khi đi qua tai nạn giao thông, hoặc hỗ trợ phương tiện phía trước/phía sau có nguy cơ va chạm.
Chức năng của đèn khẩn cấp trên ô tô thường được sử dụng để báo hiệu xe đang gặp sự cố
Sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm khi nào?
Ô tô dừng/đỗ xe dưới lòng đường
Khi đang di chuyển trên đường cao tốc, nếu xe gặp sự cố không mong muốn và không thể di chuyển đến nơi dừng đỗ theo quy định. Người lái xe phải đậu bên lề đường và cần bật đèn báo nguy hiểm để các xe khác biết. Bên cạnh đó, khi đèn bật sáng cũng là cách để người lái xe thông báo cho các phương tiện khác biết mình đang cần trợ giúp.
Trong các tình huống khẩn cấp
Trong các tình huống khẩn cấp như mất phanh, mất lái, xe gặp tai nạn hoặc cứu người gặp tai nạn, chở người bị thương nặng... Tài xế nên dùng đèn cảnh báo nguy hiểm cho các phương tiện khác biết để nhường đường, hoặc báo hiệu cho các tài xế khác biết xe bạn đang gặp sự cố để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người đang tham giá giao thông.
Trong thời tiết xấu, ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn
Khi di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu, nhưng chưa đến mức không nhìn thấy gì thì tài xế chỉ cần bật đèn sương mù hoặc đèn pha.
Tuy nhiên, nếu thời tiết quá xấu, ví dụ như sương mù dày đặc, tài xế chỉ nhìn được một vài mét, mưa quá lớn hay hỏng cần gạt mưa thì tài xế cũng nên sử dụng để báo hiệu cho các phương tiện khác biết. Hơn nữa, lái xe cũng nên giữ khoảng cách để bảo đảm an toàn. Để an toàn hơn, tài xế nên dừng xe ven đường, bật đèn cảnh báo và chờ cho tạnh mưa.
Sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm sai cách có thể gây hiểu nhầm cho các phương tiện khác về hướng di chuyển, dẫn đến xử lý sai và gây tai nạn. Đối với các phương tiện khác, khi thấy đèn cảnh báo nguy hiểm thì phải nhường đường và giữ khoảng cách an toàn.
Hà Nguyễn
Nguồn Cartimes : http://cartimes.tapchicongthuong.vn/khi-nao-nen-bat-den-canh-bao-nguy-hiem-tren-xe-17302.htm