Khởi nghiệp với nhiên liệu sạch cho ngành hàng không

Khởi nghiệp với nhiên liệu sạch cho ngành hàng không
7 giờ trướcBài gốc
Ngành hàng không ngày càng chú ý vấn đề khử carbon
CEO của Metafuels - Saurabh Kapoor, chia sẻ rằng dự án có tên Turbe là “bước tiến lớn” nhằm thúc đẩy sản xuất SAF quy mô lớn. Trước đó, startup này cũng đã công bố kế hoạch xây dựng một cơ sở tương tự tại Đan Mạch vào năm ngoái.
CEO Kapoor nhấn mạnh: “Châu Âu đang đặt ra các mục tiêu khử carbon rất tham vọng, nhưng nếu không có quy mô sản xuất SAF hợp lý và chi phí phải chăng, ngành hàng không sẽ khó theo kịp”.
Cơ sở Turbe sẽ được xây dựng hợp tác với nhà cung cấp lưu trữ năng lượng chất lỏng Evos, và sẽ được tích hợp vào cơ sở hiện tại của Evos tại Rotterdam, nơi đã có sẵn cơ sở hạ tầng để lưu trữ methanol xanh với số lượng lớn.
Công nghệ “aerobrew” của Metafuels có thể chuyển đổi methanol tái tạo thành nhiên liệu phản lực, với quy trình được công ty tuyên bố là hiệu suất năng lượng cao và giảm tới 90% lượng khí thải trong vòng đời so với nhiên liệu máy bay thông thường. Loại SAF này cũng “sẵn sàng để sử dụng” (drop-in ready), tức là không cần điều chỉnh bộ phận trong máy bay hay hạ tầng sân bay hiện có.
Đặc biệt, Turbe có thể xử lý cả hai loại methanol: Bio-methanol: chiết xuất từ rác thải sinh học, E-methanol: sản xuất từ điện tái tạo và CO₂ thu giữ. Sự linh hoạt này giúp Metafuels có thể thích ứng với nguồn cung nguyên liệu và quy định thay đổi, theo lời công ty.
Ông Kapoor kỳ vọng cả hai nhà máy ở Hà Lan và Đan Mạch sẽ bắt đầu sản xuất nhiên liệu cho máy bay thương mại từ năm 2028. Tuy nhiên, trước đó Metafuels cần phải nhận được chứng nhận cho quy trình aerobrew, điều mà họ dự kiến sẽ hoàn tất trước cuối năm nay.
Trong giai đoạn đầu, nhà máy Turbe sẽ sản xuất 12.000 lít SAF mỗi ngày, với kế hoạch tăng gấp 10 lần trong giai đoạn tiếp theo. Để dễ hình dung, ta cần biết một chiếc Boeing 737 Max có thể chứa khoảng 26.000 lít nhiên liệu, cho đường bay khoảng 6.570km.
Tuy nhiên, cả Metafuels lẫn toàn ngành hàng không vẫn còn một chặng đường dài để đạt được các mục tiêu toàn cầu và khu vực về việc áp dụng SAF.
Năm 2024, SAF chỉ chiếm 0,53% tổng lượng nhiên liệu sử dụng trong ngành hàng không toàn cầu. Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu nâng tỷ lệ này lên 70% vào năm 2050, đòi hỏi một bước nhảy vọt trong sản lượng SAF toàn cầu.
Anh Tú
Nguồn Một Thế Giới : https://1thegioi.vn/khoi-nghiep-voi-nhien-lieu-sach-cho-nganh-hang-khong-232749.html