Đại biểu tham dự hội thảo “Mô hình kinh tế tuần hoàn: Hiệu quả cho doanh nghiệp và môi trường”.
Dự và phát biểu tham luận tại hội thảo có nhiều chuyên gia đầu ngành như Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện chiến lược chính sách và môi trường; Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Lợi, Phó Viện trưởng Viện khoa học môi trường Biển và Hải đảo (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cùng nhiều đại biểu từ các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp liên quan.
Tiến sĩ Đào Xuân Hưng phát biểu khai mạc hội thảo.
Phát biểu khai mạc, Tiến sĩ Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường, nhấn mạnh: “ không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu tất yếu cho sự . Đây là giải pháp tối ưu để sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và thúc đẩy của doanh nghiệp”.
Hội thảo thu hút hơn 12 tham luận chuyên sâu, tập trung vào các chủ đề: Xu thế toàn cầu và chính sách hỗ trợ kinh tế tuần hoàn, kinh nghiệm quốc tế, phát triển khu công nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ tái chế, tín dụng xanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tham luận của Thạc sĩ Nguyễn Thị Trà Giang (Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương) về “Hành trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn–Kinh nghiệp thực tiễn từ doanh nghiệp OCOP”.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghệ T-TECH Việt Nam trình bày về giải pháp công nghệ và dịch vụ hỗ trợ kinh tế tuần hoàn, tiềm năng thị trường và rào cản triển khai...
Ngoài ra, còn có nhiều tham luận về các vấn đề được quan tâm như: “Giải pháp cho sự phát triển bền vững ngành thủy sản” của bà Lê Hằng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam; “Tiếng nói môi trường: Vai trò xã hội và giám sát trong phát triển kinh tế tuần hoàn” của Tiến sĩ Vũ Văn Doanh, Phó Trưởng Khoa Môi trường (Đại học Tài nguyên và Môi trường)…
Tại hội thảo, đại diện cho các doanh nghiệp OCOP, bà Phan Thị Thuận đã trình bày mô hình chuyển đổi kinh tế tuần hoàn từ thực tế của Công ty Dâu tơ tằm Mỹ Đức. Bằng việc tận dụng phế phẩm như lá dâu, công ty không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mới mà còn góp phần giảm thiểu tác động môi trường, hỗ trợ nông dân tăng thu nhập.
Nhiều mô hình từ các doanh nghiệp ngành thủy sản, chăn nuôi, công nghiệp xanh cũng nhận được sự quan tâm của các đại biểu.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thọ phát biểu đề dẫn: Kinh tế tuần hoàn, xu hướng tất yếu và cơ hội cho Việt Nam trong kỷ nguyên xanh.
Tại đây, bên cạnh những thông tin mà Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thọ và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Lợi cung cấp, trao đổi và giải đáp trên cơ sở chủ trương, chính sách của Nhà nước về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, còn có nhiều ý kiến thảo luận chung quanh các vấn đề đang được dư luận quan tâm.
Đó là: Thách thức và giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam; Vốn, công nghệ, phân loại rác tại nguồn-chống “xanh giả”, ngành có tiềm năng kinh tế tuần hoàn; Kinh nghiệm thực tiễn trong triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn; Tài chính xanh; Công nghệ; Chính sách ưu đãi, trách nhiệm xã hội và vai trò truyền thông…
Các ý kiến tại hội thảo thống nhất quan điểm hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn hiệu quả cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp, xã hội.
Đồng thời, cần xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ tiếp cận nguồn tài chính xanh, ứng dụng công nghệ sạch và thực hiện trách nhiệm xã hội, cũng như việc xây dựng các chuỗi giá trị tuần hoàn và chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
TRẦN THƯỜNG