Kỷ niệm 35 năm đức Đạt Lai Lạt Ma được trao tặng Giải Nobel Hòa bình

Kỷ niệm 35 năm đức Đạt Lai Lạt Ma được trao tặng Giải Nobel Hòa bình
2 giờ trướcBài gốc
Cộng đồng người Tây Tạng và những người ủng hộ trên thế giới kỷ niệm 35 năm Giải Nobel Hòa bình được trao cho đức Đạt Lai Lạt Ma.
Sự kiện được tổ chức tại nhiều quốc gia, bắt đầu từ ngày 8 tháng 12, các lễ kỷ niệm này tôn vinh di sản và ảnh hưởng toàn cầu của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã được trao Giải Nobel Hòa bình vào ngày 10 tháng 12 năm 1989 vì cam kết không ngừng nghỉ của ông đối với các giải pháp hòa bình dựa trên lòng khoan dung và tôn trọng lẫn nhau, nhằm bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử Tây Tạng.
Tharlam Dolma Changra, Bộ trưởng giáo dục của Chính quyền Trung ương Tây Tạng. (Ảnh: tibet.net)
Nhân dịp này, Kashag, văn phòng điều hành của Chính quyền Tây Tạng Trung ương (CTA), đã ban hành thông báo chính thức, ghi nhận những đóng góp của Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Kỷ niệm lễ trao Giải Nobel Hòa bình và Ngày Nhân quyền Quốc tế, chúng ta thấy rõ những nỗ lực không mệt mỏi của Đức Đạt Lai Lạt Ma, bất chấp mọi khó khăn để bảo tồn ngôn ngữ Tây Tạng và thúc đẩy những giá trị văn hóa của trí tuệ Phật giáo cổ xưa.
Kashag nhấn mạnh rằng, sự ủng hộ của Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với việc bảo vệ sinh thái toàn cầu và bảo tồn môi trường cũng rất quan trọng và cần được lưu tâm”.
Kashag cũng lưu ý, từ ngày 6 tháng 7 năm 2025 đến ngày 6 tháng 7 năm 2026 sẽ được chỉ định là “Năm Từ Bi” để tôn vinh sinh nhật lần thứ 90 của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Lễ kỷ niệm diễn ra trên khắp thế giới
(Ảnh: Internet)
Tại Geneva, Cộng đồng Tây Tạng tại Thụy Sĩ và Liechtenstein đã tổ chức sự kiện kỷ niệm vào ngày 14 tháng 12. Những diễn giả chính bao gồm Thinley Chukki, đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Văn phòng Tây Tạng (Geneva) và Geshe Tenzin Jangchub, trụ trì Tu viện Rikon.
Chukki nhấn mạnh tính cấp thiết của việc bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng, trong khi Thị trưởng Thụy Sĩ Mario Fehr ca ngợi sự hòa nhập hòa bình của cộng đồng Tây Tạng vào xã hội Thụy Sĩ dưới sự hướng dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Trong khi đó, tại Paris, hơn 800 người đã tham gia các lễ kỷ niệm do Hiệp hội Tây Tạng Pháp tổ chức.
Tại Đài Bắc, Văn phòng Tây Tạng và Hiệp hội Tây Tạng tại Đài Loan đã tổ chức buổi tiệc lớn vào ngày 10 tháng 12. Sự kiện này vừa là lễ kỷ niệm vừa thể hiện lòng tri ân đối với chính phủ Đài Loan.
Tại London, Cộng đồng Tây Tạng tại Anh (TCB) đã tổ chức buổi lễ vào ngày 8 tháng 12 tại Trung tâm Cộng đồng châu Á. Đại diện Tsering Yangkey nhấn mạnh sự cống hiến trọn đời của Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với nhân loại và tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản Tây Tạng. Asanga Vajra Sakya Rinpoche đã trao tặng Chứng nhận chúc mừng cho các nhà lãnh đạo cộng đồng, kêu gọi họ thể hiện các giá trị của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thị trưởng Greenwich, Jit Ranabhat, đã ca ngợi những đóng góp của cộng đồng Tây Tạng cho sự đa dạng của địa phương và công bố kế hoạch tổ chức lễ thượng cờ Tây Tạng vào tháng 3 năm 2025.
Tại Canberra, các thành viên của cộng đồng Tây Tạng đã tổ chức Lễ kỷ niệm ở Albert Hall vào ngày 10 tháng 12, sự kiện trùng với Ngày Nhân quyền Quốc tế, diễn ra trang trọng cùng tất cả niềm tôn kính từ những ai ủng hộ và mến mộ Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Các sự kiện tương tự đã được tổ chức tại Sydney, Victoria, Queensland và Newcastle, củng cố tình đoàn kết giữa những người Tây Tạng tại Úc.
Kỷ niệm 35 năm Giải Nobel Hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Ma được đánh dấu bằng những lễ kỷ niệm đa dạng và sôi động trên toàn cầu. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh những đóng góp của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho hòa bình và bảo tồn các giá trị văn hóa mà còn nêu bật sự kiên cường và thống nhất của cộng đồng Tây Tạng trên toàn thế giới.
Theo: Justin Whitaker
Nguồn link: https://www.buddhistdoor.net/news/tibetans-and-supporters-worldwide-mark-the-35th-anniversary-of-the-conferment-of-the-nobel-peace-prize-on-the-dalai-lama/
Nguồn Tạp chí Phật học : https://tapchinghiencuuphathoc.vn/ky-niem-35-nam-duc-dat-lai-lat-ma-duoc-trao-tang-giai-nobel-hoa-binh.html