Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
18 giờ trướcBài gốc
Chùa Tây Phương trong ngày hội. Ảnh: Nguyễn Mai
Mùa lễ hội hằng năm tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương diễn ra từ đầu xuân năm mới. Chính hội là ngày 6/3 âm lịch và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Lễ hội chùa Tây Phương là một hoạt động văn hóa, tín ngưỡng với nghi lễ tế cáo trời đất, nghi thức cúng Phật truyền thống và những trò chơi dân gian... đã tạo nên những giá trị độc đáo và đặc sắc.
Lễ hội trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia chính là cơ hội để người dân địa phương phát huy giá trị lịch sử của di tích chùa Tây Phương, đồng thời, giữ gìn được bản sắc văn hóa của vùng quê Thạch Thất.
Chùa Tây Phương (Sùng Phúc tự, chùa Tây) tọa lạc trên núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Theo một số nhà nghiên cứu, năm Giáp Dần (1554) đời Mạc Phúc Nguyên (1547 - 1561) niên hiệu Quang Bảo năm thứ nhất, chùa Tây Phương đã được làm quy mô như ngày nay. Năm Canh Tý (1660), chúa Trịnh Tạc (1657 - 1682) cho tu sửa chùa và làm Tam quan. Vào thời vua Lê Huy Tông, Uy vương Trịnh Giang cũng tu sửa chùa và tạc thêm tượng Phật tại chùa.
Lịch sử hình thành chùa Tây Phương diễn ra cùng với quá trình phát triển Phật giáo của dân tộc. Những tấm bia đá, minh văn, hoành phi câu đối và những truyền thuyết dân gian là phương tiện truyền tải giá trị lịch sử đặc sắc đó, thể hiện tinh thần độc lập dân tộc, bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Trước đó, với giá trị đặc biệt, di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Tây Phương cũng đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.
Nguyễn Mai
Nguồn Hà Nội Mới : https://hanoimoi.vn/le-hoi-truyen-thong-chua-tay-phuong-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-693839.html