Nhắc đến loại gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới chúng ta không thể không nhắc đến vani. Cùng với nhụy hoa nghệ tây, vani thuộc trong nhóm loại gia vị đắt đỏ nhất thế giới. Loại cây này được ví như "vàng xanh" bởi quy trình trồng trọt và thu hoạch tốn rất nhiều công sức.
Theo Bussiness Insider, giá quả vani vào thời điểm năm 2018 đã cao khoảng 600 USD/kg (khoảng 15 triệu đồng).
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, vani là hương liệu được chiết xuất từ một giống lan sống trong rừng nhiệt đới. Chúng bắt nguồn từ những cánh rừng mưa nhiệt đới tại Mexico.
Lý do loại gia vị này đắt bởi muốn thu hoạch được vani tự nhiên, các nông dân phải tự tay thụ phấn cho cây vì chúng không có nguồn gốc tại Madagascar. Do cấu trúc của hoa vani rất đặc biệt khiến hầu hết các loài côn trùng không thể lấy mật và giúp hoa thụ phấn. Cây sẽ không thể ra quả trừ khi hoa của chúng được thụ phấn.
Muốn biết tại sao vani lại có giá đắt như vậy trước hết chúng ta cần biết được vani có nguồn gốc từ đâu. Thông tin trên VTC News, 80% lượng cây vani trên thế giới đều được trồng ở vùng Đông Bắc của Magagascar, nơi có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng được cho là lý tưởng với sự phát triển của vani. Cây vani phát triển rất chậm. Trung bình một cây vani phải mất 2-4 năm để trưởng thành hoàn toàn.
Một lý do nữa khiến vani đắt đỏ chính là hoa vani chỉ nở trong một ngày trong năm. Để đảm bảo đậu quả, hoa phải được thụ phấn trong ngày hôm đó. Điểm đặc biệt là hoa vani được thụ phấn tự nhiên duy nhất bởi một loài ong có tên là Melipone. Và khi đã đem vào nuôi trồng thương mại, công việc thụ phấn được thực hiện hoàn toàn bằng tay trên từng bông hoa.
Do vani có giá trị cao, tình trạng trộm quả vani xảy ra thường xuyên, nhất là vào thời điểm chính vụ. Vì vậy, đến gần thời điểm thu hoạch, người trồng thường phải ngủ luôn tại vườn để canh gác suốt vài tháng trời. Không dừng lại ở đó, quá trình xử lý sau thu hoạch cũng rất công phu. Thông thường cần khoảng 3 tháng để có được thành phẩm là những trái vani màu nâu đen với lớp vỏ nhăn nheo.
Trồng vani là cả một quá trình đòi hỏi rất nhiều công sức và đây là nguyên nhân chính khiến loại hương liệu này có mức giá đắt đỏ chỉ đứng sau nhụy hoa nghệ tây (saffron).
Điểm đặc biệt là hoa vani được thụ phấn tự nhiên duy nhất bởi một loài ong có tên là Melipone. Tuy nhiên, khi đã đem vào nuôi trồng thương mại, người ta phải nghiên cứu thêm biện pháp thụ phấn nhân tạo. Ở thời điểm hiện tại, công việc này được thực hiện hoàn toàn bằng tay trên từng bông hoa lan một.
Do quá trình trồng, chăm sóc và chế biến vani đòi hỏi nhiều công phu nên giá bán vani còn đắt hơn cả bạc. Ảnh minh họa.
Theo tìm hiểu, người nông dân sẽ sử dụng búp tre, tăm hay một loại vật nhọn tương tự để xuyên thủng lớp màng mỏng bịt cơ quan sinh dục cái của hoa, rồi mới có thể tiến hành cho giao tử đực kết hợp với giao tử cái.
Không chỉ ở tủ mẩn công đoạn thụ phấn thủ công, vani có giá đắt còn bởi cây vani phát triển rất chậm so với các loại cây khác. Trên thực tế, cây vani được trồng từ 3 – 4 năm mới ra hoa và đặc biệt hoa chỉ nở đúng 1 ngày trong năm. Do đó, nếu ngày hoa vani nở mà không thụ phấn thủ công kịp thì hoa sẽ tàn đi và người trồng sẽ phải đợi tới một năm sau để hoa nở lại.
Hơn nữa, phải mất tới khoảng 10 tháng để quả vani chín sau đó là các công đoạn chế biến kỳ công. Quả vani không có mùi vị cho tới khi được chế biến. Người ta sẽ sấy khô hoặc bảo quản cho tới khi xảy ra sự thay đổi hóa học còn gọi là quá trình lên men. Lúc này, sự lên men tạo ra các tinh thể hóa chất gọi là vanillin. Vanillin là chất mang lại hương vị và mùi thơm cho vani.
Quả đã qua chế biến được nghiền nát và trộn với rượu để chiết xuất ra vani tự nhiên, loại bỏ các tạp chất khác. Loại vani tự nhiên này chính là gia vị đắt đỏ thứ 2 thế giới. Chúng được dùng để tạo ra hương vị.
Quả vani khô giá đắt đỏ.
Trước khi người Tây Ban Nha đến Mexico vào những năm 1500, người Aztec tại đây đã pha hương vị đồ uống sô cô la của họ với vani tự nhiên. Sau đó, người Tây Ban Nha đã học cách chiết xuất vani tự nhiên từ người Aztec, rồi giới thiệu nó tới châu Âu.
Vani nhanh chóng trở thành hương liệu phổ biến cho kẹo và bánh nướng, đồng thời là thành phần không thể thiếu trong ngành sản xuất nước hoa. Nhưng sản xuất ra vani tự nhiên rất tốn kém và công phu. Bởi vậy, hầu hết vani ngày nay được làm từ vanillin tổng hợp hoặc chế biến nhân tạo.
Được biết, vào năm 2014, mỗi kilogam quả vani có giá 80 USD (hơn 1,9 triệu đồng). Tuy nhiên chỉ 3 năm sau, con số này đã nhảy vọt lên 600 USD/kg.
Ở Việt Nam, anh Trần Minh Trung ở Bình Dương đã trồng thành công cây vani. Sau hơn 3 năm thử nghiệm, hiện anh Trung đã thu hoạch được quả của loại cây này một cách đều đặn. Ngay sau khi tìm được phương thức "thuần hóa" loại cây này, anh Trung cho biết sẵn lòng chuyển giao công nghệ cho các nông dân khác.
Từng chia sẻ với báo Dân Trí anh Trung cho biết, năm 2015, anh tình cờ biết tới giống cây vani nên đặt mua giống từ nước ngoài về thử ươm trồng. Trước khi thử nghiệm trồng cây vani, người nông dân này từng mua các giống cây có giá trị kinh tế cao từ nước ngoài như hoa nghệ tây, kiwi... Tuy nhiên, do không hợp thổ nhưỡng nên đều không đạt hiệu quả. Khi thấy cây vani thích hợp với khí hậu một số nơi ở Việt Nam, anh Trung mạnh dạn thử nghiệm.
Sau 2 năm miệt mài thử nghiệm, cây vani mới nở hoa. Anh Trung cùng người làm tại trang trại thụ phấn cho từng bông. Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ khởi nghiệp với loại cây độc đáo có "1-0-2" này thành quả năm đầu tiên anh Trung thu hoạch được 50kg quả tươi. Quá trình xử lý cho 10kg quả khô.
Lợi ích của gia vị cây vani
- Tăng hương vị và mùi thơm: Vani là một loại gia vị phổ biến trong làm bánh, kem, và các món tráng miệng khác, giúp tạo ra hương vị ngọt ngào, thơm ngon và hấp dẫn.
- Giảm căng thẳng và lo âu: Có thể nhiều người chưa biết hương thơm của vani có thể giúp thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.
- Tăng hương thơm cho món ăn: Vani được sử dụng rộng rãi trong các món tráng miệng như bánh, kem, và các loại đồ uống như cà phê, trà.
- Trong sản phẩm chăm sóc cá nhân: Vani có thể được tìm thấy trong các sản phẩm như nước hoa, sữa dưỡng thể, và các sản phẩm chăm sóc tóc.
Trúc Chi (t/h)