Với kết quả trên, TP.HCM đang tập trung vào chiến lược chuyển đổi số nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp logistics.
Cụ thể, theo Sở Công Thương TP.HCM, chi phí logistics hiện chiếm khoảng 16,8% - 17% GDP, vẫn cao hơn so với mức trung bình toàn cầu 10,6%. Vì vậy, việc kéo giảm tỷ lệ này là một yêu cầu cấp thiết để tăng sức cạnh tranh quốc tế. Theo đó, sự phát triển của ngành logistics sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế thành phố, tận dụng hành lang giao thông chiến lược và vị trí địa lý để biến TP.HCM thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực.
Cảng Cát Lái là một trung tâm dịch vụ logistics hàng đầu của TP.HCM và khu vực
Cùng với đó, chuyển đổi số cũng được coi là giải pháp then chốt trong chiến lược này. Các nền tảng số không chỉ cải thiện khả năng quản trị chuỗi cung ứng mà còn giúp giảm đáng kể chi phí vận hành, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây cũng là bước đệm quan trọng trong quy hoạch logistics giai đoạn 2025-2030, với mục tiêu đưa ngành này thành trụ cột phát triển bền vững của TP.HCM.
Nhiều chuyên gia cũng rằng việc ứng dụng công nghệ số không chỉ giúp giảm giá thành logistics mà còn mở ra cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này cũng sẽ thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
Ngoài ra, trong bối cảnh nền kinh tế TP.HCM đang dần hồi phục và tìm kiếm những hướng đi bền vững, chuyển đổi số trong logistics không chỉ là giải pháp tạm thời mà còn là chiến lược dài hạn giúp thành phố đạt được những tham vọng lớn hơn trên bản đồ logistics khu vực.
Vĩnh Tế