Ươm mầm xanh trong lớp học đặc biệt “5 trong 1”
Điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình của đoàn chúng tôi trên chuyến tàu KN491 là Song Tử Tây - hòn đảo đầu tiên được giải phóng ở quần đảo Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa). Cũng thật trùng hợp, ngày chúng tôi ghé thăm đảo Song Tử Tây cũng chính là ngày kỷ niệm 50 năm giải phóng hòn đảo này (14/4/1975 - 14/4/2025). Và đây cũng là chiến thắng đầu tiên ở quần đảo Trường Sa.
Thầy trò ở đảo Trường Sa lúc nào cũng ríu rít tiếng cười
Trong lớp học đặc biệt dưới tán lá bàng vuông, phong ba, bão táp, tiếng hát của thầy và trò Trường tiểu học Song Tử Tây hòa cùng tiếng gió, tiếng sóng biển: “Vì nhân dân chiến đấu không ngừng. Tiến mau ra sa trường. Tiến lên! Cùng tiến lên! Nước non Việt Nam ta vững bền” khiến ai đi qua cũng trào dâng niềm xúc động.
Làm nhiệm vụ “gieo chữ” nơi quần đảo Trường Sa đều là các thầy giáo - những người mạnh mẽ kiên cường như những cây phong ba, bão táp, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để truyền dạy tri thức và bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho học trò - những mầm xanh tương lai nơi đảo thiêng của Tổ quốc.
Các em học sinh ở nơi đảo xa luôn hăng say học tập
Thầy giáo trẻ Bùi Tiến Anh ngay sau khi tốt nghiệp sư phạm tiểu học là viết đơn tình nguyện xin ra đảo dạy học ở Trường tiểu học Song Tử Tây. Quan sát một góc bàn giảng dạy của thầy Tiến Anh, điều rất đặc biệt là trên bàn có đầy đủ sách vở của các lớp từ 1 - 5, thậm chí có cả đồ chơi của các em học sinh “nhí” bởi lớp học của thầy là “5 trong 1”, bao gồm tất cả lớp ở bậc tiểu học ngay trong cùng một phòng học. Thầy Tiến Anh cho biết đã tình nguyện ra đảo giảng dạy được 2 năm, và còn 3 năm nữa thầy mới trở về đất liền: “Dạy học trên đảo là nhiệm vụ đa di năng, ngoài việc dạy học, thầy giáo còn kiêm luôn cả phần cô nuôi dạy trẻ. Dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng thầy trò chúng tôi luôn cố gắng khắc phục để dạy và học thật tốt”.
Thầy giáo trẻ Bùi Tiến Anh
Thầy giáo trẻ Bùi Tiến Anh ngay sau khi tốt nghiệp sư phạm tiểu học là viết đơn tình nguyện xin ra đảo dạy học ở Trường tiểu học Song Tử Tây. Quan sát một góc bàn giảng dạy của thầy Tiến Anh, điều rất đặc biệt là trên bàn có đầy đủ sách vở của các lớp từ 1 - 5, thậm chí có cả đồ chơi của các em học sinh “nhí” bởi lớp học của thầy là “5 trong 1”, bao gồm tất cả lớp ở bậc tiểu học ngay trong cùng một phòng học.
Thầy Tiến Anh cho biết đã tình nguyện ra đảo giảng dạy được 2 năm, và còn 3 năm nữa thầy mới trở về đất liền: “Dạy học trên đảo là nhiệm vụ đa di năng, ngoài việc dạy học, thầy giáo còn kiêm luôn cả phần cô nuôi dạy trẻ. Dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng thầy trò chúng tôi luôn cố gắng khắc phục để dạy và học thật tốt”.
Nhận xét về học trò của mình, thầy Tiến Anh không khỏi tự hào: “Các em học sinh ở đảo hiền lành, ngoan ngoãn, lễ phép và học giỏi không thua kém học sinh ở đất liền. Tuy nhiên, dạy học ở đảo đòi hỏi phải có phương pháp linh hoạt để phù hợp với giáo án, độ tuổi và tâm lý các em từ lớp 1 đến lớp 5”.
Thầy Tiến Anh chia sẻ mong muốn học sinh nơi đây được học môn ngoại ngữ và tin học để khi học hết lớp 5, lên cấp 2, các em vào đất liền học có thể theo kịp các bạn: “Học sinh ngoài đảo thiệt thòi vì không có mạng internet, không được học ngoại ngữ, nên khi học hết tiểu học, các em về bờ sẽ gặp khó khăn lúc mới nhập học cấp 2 tại các trường ở đất liền”.
Các lớp học ở Trường Sa luôn đặc biệt vì các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 đều học chung 1 phòng học
Bày tỏ tình cảm yêu thương dành cho thầy giáo của mình, em Hồ Đinh Hoàng Đông Bắc - học sinh lớp 2 Trường tiểu học Song Tử Tây chia sẻ: “Em rất yêu quý thầy giáo em vì thầy luôn yêu thương, chăm sóc, dạy học cho chúng em. Thầy còn làm cả đồ chơi và dẫn chúng em đi quanh đảo, giới thiệu cho em biết từng loại cây, từng chi tiết nhỏ trên đảo”.
Đôi mắt sáng long lanh, làn da rám nắng, em Hồ Đinh Hoàng Đông Bắc trông như một chiến sĩ nhí, đậm chất lính trên đảo Song Tử Tây, nói: “Giờ con mới 8 tuổi thôi, nhưng con muốn lớn thật nhanh. Lớn lên con thích làm nghề lặn tôm, làm chú bộ đội canh giữ vùng biển này, bảo vệ và giữ gìn những ngôi nhà và mái trường thân yêu trên đảo”.
Em Hồ Đinh Hoàng Đông Bắc
Vào đất liền, khi dạy về Trường Sa sẽ không cần sách nữa
Khi đến thăm trường Tiểu học thị trấn Trường Sa, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì thoạt nhìn từ bên ngoài ngôi trường giống như một ngôi nhà nhỏ xinh xắn nằm dưới tán bàng vuông xanh mát. Có một “ông giáo” vừa là ông, là cha, là anh, vừa là người bạn đồng hành của học sinh giữa trùng khơi bao la.
Chỉ còn hơn 5 năm nữa là “ông giáo” Lê Xuân Hạnh (quê ở Cam Lâm, Khánh Hòa) về hưu nhưng thầy Hạnh vẫn viết đơn tình nguyện ra đảo Trường Sa giảng dạy. Thầy Hạnh cho biết, thầy từng dạy học 15 năm tại vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước khi tình nguyện ra đảo.
“Trước khi ra đảo, tôi tìm hiểu và xác định là điều kiện ngoài đảo sẽ khó khăn, nhưng đã trải qua mấy chục năm giảng dạy, có gì mà mình không làm được đâu. Nên dù gia đình không đành lòng để tôi đi công tác xa nhà thì tôi vẫn động viên và thuyết phục gia đình đồng ý. Tôi nghĩ đơn giản là ra ngoài đảo để trải nghiệm, để biết cuộc sống ở biển đảo như thế nào, giúp các em nhỏ tiếp thu kiến thức. Trong quá trình giảng dạy tôi tìm hiểu thêm về học trò nơi đây, đúc kết kinh nghiệm để sau này khi trở về đất liền hoặc khi về hưu sẽ có nhiều kỷ niệm kể cho con cháu nghe”, thầy Hạnh tâm sự.
Thầy giáo Lê Xuân Hạnh luôn tận tâm với học sinh của mình
Khi đến thăm trường Tiểu học thị trấn Trường Sa, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì thoạt nhìn từ bên ngoài ngôi trường giống như một ngôi nhà nhỏ xinh xắn nằm dưới tán bàng vuông xanh mát. Có một “ông giáo” vừa là ông, là cha, là anh, vừa là người bạn đồng hành của học sinh giữa trùng khơi bao la.
Chỉ còn hơn 5 năm nữa là “ông giáo” Lê Xuân Hạnh (quê ở Cam Lâm, Khánh Hòa) về hưu nhưng thầy Hạnh vẫn viết đơn tình nguyện ra đảo Trường Sa giảng dạy. Thầy Hạnh cho biết, thầy từng dạy học 15 năm tại vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước khi tình nguyện ra đảo.
“Trước khi ra đảo, tôi tìm hiểu và xác định là điều kiện ngoài đảo sẽ khó khăn, nhưng đã trải qua mấy chục năm giảng dạy, có gì mà mình không làm được đâu. Nên dù gia đình không đành lòng để tôi đi công tác xa nhà thì tôi vẫn động viên và thuyết phục gia đình đồng ý. Tôi nghĩ đơn giản là ra ngoài đảo để trải nghiệm, để biết cuộc sống ở biển đảo như thế nào, giúp các em nhỏ tiếp thu kiến thức. Trong quá trình giảng dạy tôi tìm hiểu thêm về học trò nơi đây, đúc kết kinh nghiệm để sau này khi trở về đất liền hoặc khi về hưu sẽ có nhiều kỷ niệm kể cho con cháu nghe”, thầy Hạnh tâm sự.
Em Lê Thị Kim Duyên, học sinh lớp 3 tại Trường Tiểu học thị trấn Trường Sa, cho biết: "Em rất yêu quý thầy Hạnh, thầy như ông của em ở đất liền. Thầy vui tính và thương chúng em lắm. Em thích học môn Toán, Tiếng Việt. Thầy giáo em ngoài giờ học còn vui chơi với chúng em, đến thăm khi em bị ốm và cho quà, làm đồ chơi cho chúng em nữa”.
Em Lê Thị Kim Duyên
Nơi đảo xa, tiếng đồng thanh trong lớp, tiếng cười đùa ở sân trường của thầy và trò hòa chung cùng tiếng sóng biển rì rào tạo nên một bản giao hưởng đầy âm sắc. Các thầy giáo dạy học ở Trường Sa đều có chung tâm sự rằng, nhìn thấy học sinh tiến bộ mỗi này là phần thưởng lớn nhất cho những nỗ lực của họ. Chính nhờ vào tình yêu thương và sự cống hiến ấy mà cuộc sống của giáo viên nới đây trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều.
Chuyện dạy và học trên đảo Trường Sa là một hành trình đầy cảm xúc và ý nghĩa. Những giáo viên nơi đây không chỉ là những người truyền đạt kiến thức mà còn là những người gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Họ đã và đang nỗ lực không ngừng để mang lại cho học sinh một nền giáo dục chất lượng, nuôi dưỡng ước mơ và khát vọng cho thế hệ trẻ. Cuộc sống ở Trường Sa tuy khó khăn nhưng chính tình yêu quê hương, đất nước đã làm cho những câu chuyện ấy trở nên đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
Rời những lớp học đặc biệt giữa muôn trùng sóng nước, trong tôi vẫn văng vẳng những câu thơ được nghe các em học sinh nơi đây đọc lúc chia tay: “Em yêu các chú hải quân. Ngày đêm đứng gác hăng say quên mình… Em yêu, yêu cả đất trời. Yêu Trường Sa lắm, hỡi Trường Sa ơi!”.
Trần Ngọc/VOV.VN