Sở Y tế Bình Định khuyến cáo đề phòng bệnh cúm chuyển nặng
Theo ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết thông tin trên, thêm rằng ca cúm A/H1N1 chuyển nặng, tử vong có dấu hiệu tăng nhanh trong hai tuần gần đây. Do vậy, Sở khuyến khích tất cả cán bộ, nhân viên y tế, người lao động chủ động tiêm vaccine phòng cúm.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định, 9 ca dương tính với cúm A/H1N1pdm09 virus, gồm 4 người ở Quy Nhơn, 3 người thuộc địa bàn Phù Mỹ, còn An Nhơn và Vĩnh Thạnh. Trong đó, 3 người ở Phù Mỹ và một người ở Vĩnh Thạnh đã tử vong, tức tỷ lệ tử vong hơn 44%.
Tính đến ngày 20/11, toàn tỉnh đã ghi nhận 842 trường hợp mắc bệnh cúm và giám sát 22 trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút, kết quả xét nghiệm có 9 trường hợp dương tính với cúm A/H1pdm.
Theo ước tính của WHO, hàng năm có khoảng 1 tỉ trường hợp mắc bệnh, bao gồm 3-5 triệu ca bệnh nặng, có khoảng 290.000 đến 650.000 ca tử vong.
Tại Việt Nam, hàng năm vẫn ghi nhận từ 600.000 - 1 triệu trường hợp mắc cúm mùa, số mắc ghi nhận quanh năm. Hệ thống giám sát trọng điểm viêm phổi cấp do virus tại Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp mắc với khoảng 10% số mẫu bệnh nhân cúm dương tính với chủng cúm A(H1N1).
Ngay khi ghi nhận 4 trường hợp tử vong tại Phù Mỹ (3 trường hợp) và Vĩnh Thạnh (1 trường hợp), Sở Y tế Bình Định đã gửi công văn khẩn đến các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Cúm A/H1pdm. Đáng chú ý, các ca bệnh mắc cúm A/H1pdm chuyển nặng, tử vong có dấu hiệu tăng nhanh trong hai tuần gần đây.
Biểu hiện cúm A, cúm B và cách điều trị. Nguồn: Bệnh viện Vinmec
Theo thông báo từ Cục Y tế dự phòng, bệnh cúm mùa do chủng cúm A(H1N1) (còn gọi là chủng cúm lợn) là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan qua hắt hơi, ho khạc và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm virus sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi họng. Ngoài chủng virus cúm A(H1N1), các chủng virus cúm chủ yếu khác gây bệnh cúm mùa bao gồm A(H3N2), cúm B và cúm C.
PV