Mùa phơi cá cơm ở biển Cà Ná

Mùa phơi cá cơm ở biển Cà Ná
một ngày trướcBài gốc
Cá cơm sau khi được các ngư dân đánh bắt về thì được phân chia thành hai nửa: một nửa đưa vào hấp, phơi khô và bán ra thị trường; một nửa được đưa vào chế biến nước mắm. Ảnh: Lữ Duy Tường
Người dân làm nghề hấp cá cơm sơ chế sạch sẽ bằng nước ngọt, trải đều lên vỉ và đưa vào lò hấp… Ảnh: Lữ Duy Tường
… hấp xong thì phơi khô, cuối cùng là đưa cá vào hộp, vào túi để bán ra thị trường. Ảnh: Lữ Duy Tường
Theo kinh nghiệm, cá cơm cứ đưa vào lò hấp chừng 15 phút là đủ độ chín, giữ được mùi vị thơm ngon nhất. Ảnh: Lữ Duy Tường
Nghề hấp cá cơm phát triển từ hộ dân nhỏ lẻ đến cơ sở lớn, tạo nên không khí lao động khẩn trương. Ảnh: Lữ Duy Tường
Từng vỉ cá cơm chín được đưa ra khỏi lò, trải đều trên sân phơi rộng. Ảnh: Lữ Duy Tường
Cá phơi nắng liên tục 6-8 giờ sẽ khô giòn. Các cơ sở sản xuất thường chọn những địa điểm ven bờ biển làm nơi sản xuất, bởi những nơi này có thể đón nắng sớm, gió lộng, đảm bảo cho cá kịp khô trong ngày. Ảnh: Lữ Duy Tường
Cách đó không xa, du khách có thể kết hợp ghé thăm ruộng muối Cà Ná. Một ngày của diêm dân thường bắt đầu từ khi mặt trời vừa lên, tranh thủ thời gian nắng gay gắt nhất trong ngày để ra đồng làm muối. Ảnh: Lữ Duy Tường
Hạt muối Cà Ná được người tiêu dùng ưa chuộng bởi vị mặn đậm đà mà thanh. Nước mắm Cà Ná thơm ngon nổi tiếng xa gần, cũng một phần nhờ hạt muối này. Ảnh: Lữ Duy Tường
Muối kết tinh thành lớp dày trên mặt bạt, công nhân và diêm dân hàng ngày dùng xẻng đẩy, gọi là găng muối. Ảnh: Lữ Duy Tường
Ngoài ra, du khách cũng nên dành thời gian khám phá cánh đồng rong biển dọc bờ kè, xem ngư dân thu hoạch rong xanh để chế biến thức ăn gia súc và phân bón. Ảnh: Lữ Duy Tường
Ngọc Lương
Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị : https://sgtt.thesaigontimes.vn/mua-phoi-ca-com-o-bien-ca-na/