Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính và thu nhập của mình.
Chế độ BHXH tự nguyện giúp người tham gia có quyền lợi về hưu trí và tử tuất khi không còn khả năng lao động. Dưới đây là một số quyền lợi đối với người tham gia BHXH tự nguyện.
Các mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng từ 1/7/2025 là bao nhiêu?
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025, trong đó quy định mức đóng mới về BHXH tự nguyện.
Theo đó, tại Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng bằng 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Cụ thể, mức thu nhập này phải nằm trong khoảng từ mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn cho đến 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng:
Mức đóng BHXH tự nguyện/tháng = 22% x Mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện - Mức nhà nước hỗ trợ đóng
Trong đó, mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ do người lao động tự lựa chọn nhưng phải tuân thủ các giới hạn sau:
Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện:
- Mức thấp nhất: Bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn. Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn hiện nay là 1.500.000 đồng/tháng.
Do đó, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu được tính là:
22% x 1.500.000 = 330.000 đồng/tháng
- Mức cao nhất: Bằng 20 lần mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Vì vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối đa là:
22% x 20 x 2.340.000 = 10.296.000 đồng/tháng
- Mức nhà nước hỗ trợ đóng: Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước từng thời kỳ, Chính phủ quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội. Mức hỗ trợ này phụ thuộc vào các đối tượng và quy định cụ thể của từng giai đoạn.
Như vậy, mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất từ ngày 1/7/2025 là 10.296.000 đồng/tháng.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025, trong đó quy định mức đóng mới về BHXH tự nguyện. Ảnh minh họa: TL
Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người dân nhận được những lợi ích gì?
Dưới đây là các lợi ích khi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng:
- Hưởng lương hưu hàng tháng khi về già, nếu người tham gia đủ điều kiện về tuổi và thời gian đóng BHXH. Mức lương hưu được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Lương hưu còn được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.
- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu. Người tham gia sẽ được miễn phí hoặc giảm giá khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập.
- Được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia BHXH tự nguyện. Mức hỗ trợ được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian tối đa 10 năm.
- Hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất khi chết. Người lo mai táng sẽ nhận được một khoản trợ cấp bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người tham gia chết. Thân nhân của người tham gia sẽ nhận được một khoản trợ cấp tuất một lần, được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 - 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
- Hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong một số trường hợp đặc biệt, như không muốn tiếp tục tham gia, ra nước ngoài để định cư, hoặc mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Mức hưởng được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 - 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Điều kiện tham gia BHXH tự nguyện là gì?
Theo Khoản 4, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Theo đó, để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người dân cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.
- Không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Có nhu cầu thực và khả năng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Các chế độ của BHXH tự nguyện năm 2025 hiện hành là gì?
Theo khoản 4 Điều 3 và khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bao gồm:
- Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và không phải là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng;
- Đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian này.
Chế độ của BHXH tự nguyện được quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:
- Trợ cấp thai sản;
- Hưu trí;
- Tử tuất;
- Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo quy định, mức đóng bảo hiểm xã hôi tự nguyện cho người lao động như sau:
Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
- Đóng định kỳ BHXH tự nguyện:
Hằng tháng.
03 tháng một lần.
06 tháng một lần.
tháng một lần.
Đóng nhiều năm 1 lần với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng (không quá 5 năm/lần đóng).
- Đóng 1 lần cho những năm còn thiếu (không quá 10 năm) để đủ điều kiện hưởng lương hưu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định.
L.Vũ (th)