Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye có vai trò quan trọng trong mạng lưới năng lượng châu Âu. Ảnh: The Washington Post
Tuy nhiên, các nguồn tin phía Mỹ không cho biết cụ thể khu vực nào có thể thiết lập vùng trung lập và liệu Washington có mong muốn tham gia vào quá trình kiểm soát khu vực này hay không.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye, nằm ở Energodar, có 6 tổ máy điện với tổng công suất là 6 GW. Đây là cơ sở phát điện hạt nhân lớn nhất châu Âu. Từ cuối tháng 2-2022, lực lượng Nga đã tiếp quản cơ sở này.
Kể từ thời điểm trên, theo thông tin từ phía Ukraine, quân đội Ukraine đã liên tục pháo kích khu vực Energodar và chính nhà máy này bằng máy bay không người lái, pháo hạng nặng và bệ phóng tên lửa đa năng. Các vụ tấn công đã gây ra nhiều hư hại, trong đó có những hư hại nghiêm trọng khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về thảm họa hạt nhân.
Tới nay, Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye đã ngừng hoạt động và không còn tạo ra điện. Dù vậy, nhà máy vẫn có nhân sự cần thiết để đảm bảo an toàn theo tất cả các quy định cần thiết, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn bức xạ và hạt nhân và có sự giám sát của các chuyên gia từ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Theo TASS, tại cuộc họp với lãnh đạo Bộ Ngoại giao Nga vào tháng 6-2024, Tổng thống nước này Vladimir Putin từng nêu rõ, Mátxcơva sẵn sàng giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine, bao gồm việc công nhận chủ quyền của Nga đối với các khu vực Crimea, Sevastopol, DPR, LPR, Kherson và Zaporozhye.
Bộ Ngoại giao Nga cũng nhiều lần nhấn mạnh, Nga sẽ không chuyển giao nhà máy điện tử Zaporozhye cho Ukraine hoặc bất kỳ quốc gia nào khác.
Về phần mình, chính quyền Ukraine đã tìm nhiều biện pháp - trong đó có viện tới sự hỗ trợ của Mỹ - nhằm lấy lại quyền kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye. Theo Kiev, nhà máy này đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực tái thiết Ukraine về lâu dài.
(Theo TASS, Wall Street Journal, Ukrinform)
Hoàng Linh